Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Xuân Diệu


Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 - 18 tháng 12, 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơGửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài ThanhHoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).
Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi
Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh,  thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.
Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một
nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.
Tiểu sử, sự nghiệp
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (19381940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Hai tập Thơ thơGửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Đời sống riêng

Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985..
Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu.
Sau đây là một số bài thơ nổi tiếng của ông:
CHIỀU
- Xuân Diệu -
( Tặng Nguyễn Khắc Hiếu )

Hôm nay, trời nhẹ lên cao ,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn .
Lá hồng rơi lặng ngõ thôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương
Phất phơ hồn của bông hường
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng .
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ .
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu .
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn ...

YÊU
-Xuân Diệu -

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết .

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt .
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu là chết ở trong lòng một ít .
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt .
Những người si theo dõi dấu chân yêu ;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít .
Yêu, là chết ở trong lòng một ít .


VÌ SAO
-Xuân Diệu -
Tặng Đoàn Phú Tứ
Bữa trước giêng hai dưới nắng đào
Nhìn tôi cô muốn hỏi "vì sao " ?
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao

Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên ?

Ai đem phân chất một mùi hương
Hay bản cầm ca ! Tôi chỉ thương
Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương

Làm sao cắt nghĩa được chữ yêu !
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu ...

Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước đứng say sưa
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay: - Thế cũng vừa

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi
Vì sao, ai nỡ hỏi làm chi
Tôi khờ khạo quá, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi , chẳng biết gì .