Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Mối tình ly kỳ giữa danh họa và nguyên mẫu

 Không có gì khó khăn để lý giải vì sao hình ảnh người phụ nữ lại hiện hữu trong vô số những bức họa nổi tiếng. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau những vẻ đẹp mong manh dễ vỡ đó lại là một chuỗi uẩn khúc về tình yêu, sự khao khát và dâng hiến giữa họa sỹ và những cô người mẫu gợi tình.

Từ người mẫu khỏa thân trở thành vợ danh họa

Éduard Manet là một danh họa của nước Pháp và thế giới thế kỷ XIX. Một trong những bức tranh đã ghi dấu cuộc đời của danh họa tài năng này có tên “Sự kinh ngạc của nữ thần” được Éduard Manet hoàn thành vào năm 1861. Với mong muốn vẽ được những bức tranh chân thực hơn đối với đời sống con người, họa sỹ này đã vẽ chân dung của một thiếu nữ có tên Suzanne hoàn toàn...  khỏa thân. Đây được coi là sự liều lĩnh của Éduard Manet vì tại thời điểm đó những bức tranh dạng không mảnh vải che thân kiểu này sẽ bị người đời thóa mạ là “đê tiện và  tục tĩu”.
Bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” của Éduard Manet

Bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” thể hiện được vẻ đẹp quyến rũ và đầy nhục cảm của thân thể người phụ nữ. Người mẫu Suzanne năm đó mới 20 tuổi cầm trên tay một chiếc khăn voan mỏng nhằm che đi một phần cơ thể nhưng cũng đủ làm người cầm cọ khi đó là Éduard Manet phải ngây ngất và choáng váng vì vẻ đẹp quá gợi tình của cô .

Trong cuộc đời họa sĩ  của mình, đã bao lần É. Manet nhìn người mẫu khỏa thân, nhưng lần này, thân thể của Suzanne làm cuộn lên trong lòng Manet nỗi khát khao trình bày được hết những vẻ đẹp sinh vật trên một cơ thể huy hoàng. Vì không cưỡng nổi sự trẻ trung và quyễn rũ của cô người mẫu Suzanne, nên sau khi bức tranh “Sự kinh ngạc của nữ thần” hoàn thành, hai con người này cũng đã nhanh chóng “cuốn” vào nhau như hai thỏi nam châm trái cực.

Mối tình của Eduard Manet và Suzanne kéo dài được 10 năm và người phụ nữ gợi tình này cũng sinh hạ được cho danh họa một cậu con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, trong các tác phẩm sau này của mình, Suzanne không còn một lần nào làm người mẫu cho chồng vẽ. Lý do mà bà đưa ra là bởi sức nặng của tuổi tác và thân hình ngày càng béo phì nên không tự tin để khỏa thân làm mẫu trước mặt chồng.

Những người tình của Picasso

“Phụ nữ là những cỗ máy gây đau khổ. Đối với tôi chỉ có hai loại phụ nữ: hoặc là nữ thần, hoặc là thảm chùi chân”, danh họa bậc thầy của thế giới Picasso từng nói như vậy với người tình Francoise Gilot- một người mẫu trong các tác phẩm của ông vào năm 1943.
Bức họa “Người đàn bà khoả thân trên ghế bành đỏ" của Picasso

Picasso cũng được coi là danh họa khá đào hoa với các người đẹp trong nguyên mẫu của mình. Có thể kể, Fernande Olivier là mối tình lớn đầu tiên của Picasso, người mà ông gặp hồi năm 1904. Tuy vừa lười vừa cẩu thả, nhưng lại năng nổ và độc lập nên người đàn bà đẹp như tượng này đã trở thành người mẫu trong nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của danh họa. Đối với chàng trai trẻ Picasso mới tới Paris 2 năm và chỉ có trải nghiệm cùng những phụ nữ ngoan đạo hoặc gái làm tiền khi ấy thì người đẹp cấp tiến này là một thách thức. Năm 1906, Olivier cùng ông tới ngôi làng Gosol. Ấn tượng về kiến trúc lập thể truyền thống ở nơi đây và ngoại hình đầy nhục cảm của người tình đã truyền cảm hứng để Picasso cho ra đời những bức tranh có ảnh hưởng vào loại lớn nhất thế kỷ 20.

Trong những năm tháng sau này của mình khi chia tay Fernande Olivier, người đàn bà gây cảm hứng quyến rũ nhất đối với Picasso là Marie Therese Walter, một thiếu nữ đẹp và hiền lành mà ông thích biểu dương hình thể nở nang của nàng. Marie Therese Walter có mái tóc vàng và ngoại hình khỏe khoắn, nhưng hoàn toàn không quan tâm đến nghệ thuật. Vì thế Walter đã trở nên bất tử trong những hình ảnh đầy nhục cảm của Picasso.

Những bức tranh do Marie Therese “gợi hứng” có vẻ đẹp dựa trên sự thanh thản sâu sắc. Trong bức họa “Người đàn bà khoả thân trên ghế bành đỏ" , Marie Therese Walter hiện lên với vẻ đẹp yêu kiều, ngọt ngào nhưng vô cùng gợi tình. Picasso đã phát hiện rất tài tình những đường nét tròn trĩnh, nảy nở trên thân hình của một cô thiếu nữ 17 tuổi khi họ mới gặp nhau. Nhưng cũng chỉ một năm sau ngày kết hôn, Picasso bắt đầu thay lòng đổi dạ với những bóng hổng khác. Vì thế Marie Therese Walter đã treo cổ tự vẫn năm 1977 sau khi sinh hạ cho danh họa này một cô con gái. 

Ngay cả lúc về già và được người vợ thứ hai là Dora Maar chăm sóc thương yêu,  Picasso cũng biến người phụ nữ này thành một "khí cụ" đấu tranh lại tuổi tác. Chịu đựng rất kém sự suy giảm tình dục, danh họa này đã  tìm sự bù trừ trong khả năng hoạt động nghệ thuật phi thường của mình. Một trong những bức chân dung của Dora Maar, "Người đàn bà khóc",  Picasso đã miêu tả một vẻ độc ác không khoan nhượng của người phụ nữ nhằm trả thù cho sự “bất lực” của ông. Trong những năm cuối đời khi Picasso rời bỏ mình, bà Dora Maar đã sống ẩn dật và chết trong nghèo khó, đơn độc.

Francisco De Goya và cuộc tình trả giá bằng máu
Bức họa "Maja khỏa thân"của Francisco De Goya

"Maja khỏa thân" và "Maja mặc trang phục" là hai kiệt tác trong gia tài tranh của Francisco De Goya- danh họa Tây Ban Nha, một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XVIII. Cả hai bức tranh đều vẽ người đàn bà mà họa sĩ si mê, tôn thờ, là dấu ấn của những tháng ngày hạnh phúc ngắn ngủi với người đàn bà đẹp nhất kinh thành Madrit, nàng Maria Cayettana, còn có tên Nữ Công tước Anber thứ 13.

Với sắc đẹp “ngàn năm có một” của mình, Maria Cayettana đã từng được mệnh danh là “Người đàn bà kiều diễm nhất Tây Ban Nha”. Đàn ông Tây Ban Nha khi đó kháo nhau rằng, không ai có thể cưỡng nổi sắc đẹp của nàng, nên quanh  Maria Cayettana  luôn có đàn ông ve vãn và mơ tưởng. Còn Goya - một họa sĩ triều đình, một Viện sĩ Viện hàn lâm tên tuổi, tính tình phóng khoáng như một hiệp sĩ, người vẽ chân dung cho nhà vua và Hoàng tộc. Hai con người này yêu nhau đã khiến cả nước Tây Ban Nha khi đó phải điên đảo.

Kể từ khi Goya gặp và yêu Maria Cayettana, cuộc đời của cả hai người gặp rất nhiều sóng gió. Tất cả là vì Maria quá đẹp, có quá nhiều người theo đuổi. Dù biết Goya đã chiếm được trái tim người đẹp, Thủ tướng của Tây Ban Nha khi đó là Đon Manuen De Godoa đã tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng.  Đầu tiên Đon Manuen De Godoa tìm cớ để lưu đày Maria ở Solina - một vùng nông thôn hẻo lánh. Nhưng ông ta không thể ngờ, Goya dám cả gan vứt bỏ tước vị của họa sĩ triều đình để bỏ chạy theo nàng. Vị thủ tướng quyền uy này càng không thể ngờ những tháng ngày lưu đày của họ lại là những ngày họ sống trên thiên đường hạnh phúc.

Hai người hầu như quên hẳn cái thế giới thù hận bên ngoài để dâng hiến cho nhau trọn vẹn. Goya mê mải vẽ người tình, cả trong tư thế khỏa thân. Trong vô số những phác họa người tình ở mọi tư thế, có hai bức Goya tâm đắc nhất. Đó là "Maja khỏa thân" và "Maja mặc trang phục".

Cũng chính bức tranh “Maja khỏa thân” đã là cái cớ để bọn thống trị và thế lực Giáo hội quy kết, buộc tội Goya. Một trong những lý do mà họ đưa ra là vì Goya đã dám vẽ người đàn bà trần truồng – “một hành động chống lại thượng đế, chống lại con người”. Với tội danh trên, Goya bị đưa ra xét xử trước Tòa án Giáo hội. Cho đến năm 1815 triều đại của vua Ferdinand VII, Goya mới được miễn tội. Sau đó vì lý do sức khỏe ông rời Tây Ban Nha qua sống tại Bordeaux – Cộng Hòa Pháp. Còn nàng Maria Cayettana bị Thủ tướng Đon Manuen De Godoa ra tay sát hại một cách  hèn hạ.

Ngày 16/4/1828, tại Bordeaux, trái tim vĩ đại của danh họa Francisco de Goya ngừng đập. Ông từ giã cõi đời trong tình cảnh thương tâm: xa quê hương, không gia đình, không bà con thân thích, còn bản thân thì mắt mù, tai điếc, tinh thần u uất vì những khát vọng tự do, hòa bình chưa thực hiện được.
Nguon:(Nguoiduatin.vn) -
Hải Hiền (Theo Hoàn cầu)


Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Truyện Doctor Zhivago -BORIS PASTERNAK (1890-1960)- va nhac phim Lara' Theme




Moi cac ban hat theo loi Viet cua Xuan Vinh hoac loi Anh

Lời Việt:


A1 .




Nhìn dòng sông sâu
Lờ lững uốn quanh.. nhịp cầu
Lòng nghe bâng khuâng
Mơ những ngày xưa ái ân...
A2 .

Thuyền tình rong chơi
Lạc lối trôi theo dòng đời
Hồn nghe chơi vơi
Nhớ đến người yêu.. xa xôi...

B .
Ngày... xưa...
Lúc ta gặp nhau trong vườn.. mộng...
Ngập... ngừng...
Hồn anh tỏ đôi câu... thương... nhớ...

C1 .
Rừng cây xôn xao
Lạnh lẽo gió heo may về
Hồ gương gợn sóng
Nhớ ai lệ dâng.. mắt trong...

C2 .
Người yêu tôi đâu
Để đến chia xẻ.. nỗi sầu
Người tôi yêu dấu
Nỡ để hồn tôi.. quạnh hiu...

Người tôi yêu dấu
Nỡ để hồn tôi.. quạnh hiu...



Lời Anh:
A1 .

Some where my love
There will be songs.. to sing
Al-though the snow
Co-ver the hop of spring...

A2 .

Some where a hill
Blos-soms in green.. and gold
And there are dreams
All that your heart.. can hold...

B .

Some... day...
We'll meet a-gain my.. love...
Some... day...
Wheren e-ver the spring... through.../dd>

C1 .
You'll.. come.. to me...
out of a - long.. a - go
Warm as the wind
Soft as the kiss.. of snow...



C2 .
Till then my sweet
Think of my now.. and then
God speed my love
Till you are mine.. a-gain...

God speed my love
Till you are mine.. a-gain...






Hoàn cảnh sáng tác
Bối cảnh truyện Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 - 1920, nhưng Pasternak hoàn tất vào khoảng 1956. Vì ông có vấn đề với chính phủ Xô viết lúc bấy giờ nên truyện này không được xuất bản. Năm 1957 bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài Liên Xô và in ra sách tiếng Nga tại Ý (nhà xuất bàn Feltrinelli). Năm sau có ấn bản tiếng Ýtiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, sách truyện Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Tóm tắt nội dung

Khởi đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ hãng may tên Komarovsky. Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Nàng sau đó kết hôn người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha).
Kế đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại Petersburg.
Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.
Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị trục xuất khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu.
Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát.
Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo.




Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Ông già và biển cả-Ernest Hemingway

Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway (và được xuất bản khi ông còn sống). Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sự đông đúc của đàn cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa đàn cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi con người, sức lao độngkhát vọng của con người.

Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơ-nít Mi-lờ Hê-minh-uê) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX, và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I, sau đó được biết đến qua "Thế hệ vứt đi" (Lost Generation). Ông đã nhận được Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả,Giải Nobel Văn học năm 1954.
Nguyên lý Tảng băng trôi (Iceberg Theory) là đặc điểm trong văn phong của Hemingway. Nó được mô tả bằng sự kiệm lời và súc tích, và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của văn chương thế kỉ XX. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm của ông là những người mang đặc trưng của chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism - chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh), thể hiện một lý tưởng được miêu tả là "sự vui lòng chịu sức ép" ("grace under pressure"). Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ.
Một phần của bộ ba tác phẩm về biển được xuất bản với tựa Ông già và biển cả năm 1952. Cuốn tiểu thuyết ngắn này là một thành công lớn, về cả mặt thương mại lẫn phê bình, khiến Hemingway thật sự hài lòng và mãn nguyện. Nhờ tác phẩm này, ông được nhận Giải thưởng Pulitzer năm 1953. Một năm sau đó, ông đạt Giải Nobel Văn học. Lúc nhận giải thưởng này, ông đã bày tỏ rằng ông thực sự hạnh phúc, nhưng còn hạnh phúc hơn nữa... nếu như giải thưởng được trao cho nhà văn Isak Dinesen.  Những giải thưởng này đã giúp ông phục hồi danh tiếng của mình trên thế giới.
Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm
Ông già và biển cảNăm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm “ Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Phu-en-téc, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.

+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.

Tóm tắt tác phẩm :

Chuyện kể về ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Xan-ti-a-gô, tám mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào. Thế rồi lão một mình ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi. Sau cuộc vật lộn ba ngày hai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cả mặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu, lão cũng giết được con các kiếm. Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn các mập hung dữ theo rỉa thịt con cá. Lão phải đơn độc chiến đẫu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi vào đến bờ, con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ: “chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư tử”.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Erich Maria Remarque

 


                                  Eric Maria Remarque




Erich Maria Remarque, nhà văn người Đức, là tác giả của “Phía Tây không có gì lạ” - cuốn tiểu thuyết hay nhất về Thế chiến I. Sau này, Remarque còn viết nhiều tác phẩm được đánh giá là thành công về cả mặt thương mại lẫn nghệ thuật, nhưng ông không bao giờ thoát khỏi cái bóng của chính mình được tạo dựng nên nhờ cuốn tiểu thuyết đầu tay.
"Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...


Erich Maria Remarque sinh ngày 21/6/1898 trong một gia đình bình dân tại Osnabrück, miền Tây nước Đức. Tổ tiên ông là người Pháp nhưng được “Đức hóa” từ đầu thế kỷ 19. Peter Franz Remark - bố của nhà văn - là một thợ đóng sách nghèo. Dù không mấy quan tâm đến những hoạt động văn hóa nghệ thuật nhưng gia đình ông cũng có một chiếc piano. Nhờ có cây đàn mà Remarque đã trở thành giáo viên dạy nhạc kiếm sống trong những ngày gia đình ông gặp khó khăn. Đã có lúc, nhà văn tương lai ôm ấp ý định trở thành nhạc sĩ. Năm 1904, lên 7 tuổi, Remarque theo học tại trường Dòng. Theo lời những người bạn cùng thời kể lại, ông luôn là “cậu học trò giỏi nhất”.


Tốt nghiệp trung học, Remarque vào Đại học Münster, nhưng chưa học xong, ông đã bị gọi nhập ngũ và chiến đấu ở mặt trận phía Tây. Những tháng ngày vào sinh ra tử trong lửa đạn này là nguồn tư liệu quý giá cho ông khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Nhiều nguyên mẫu ông gặp, nhiều địa danh ông đã kinh qua về sau đều được ít nhiều miêu tả trong cuốn sách.

Nhà văn Erich Maria Remarque
Remarque bắt đầu sự nghiệp viết lách với vai trò của một phóng viên thể thao. Đầu những năm 1920, ông gặp gỡ và kết hôn với Jutta Zambona - “một phụ nữ cao ráo, thon thả, xinh đẹp và sành điệu như người mẫu”. Nhưng cuộc sống vợ chồng của nhà văn gặp nhiều sóng gió, cả hai đều “ông ăn chả, bà ăn nem”. Họ ly hôn năm 1925 rồi tái hôn năm 1938.

Với sự ra đời của "Phía Tây không có gì lạ" - cuốn tiểu thuyết kể về số phận của một toán lính sống sót trong chiến tranh, danh tiếng của Remarque nổi như cồn đồng thời khiến ông trải qua không biết bao nhiêu long đong lận đận. Phía Tây không có gì lạ từng bị một nhà xuất bản từ chối nhưng khi ra đời, cuốn sách được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, tiêu thụ được hơn 8 triệu bản. Henry Louis Mencken - nhà phê bình nổi tiếng đương thời - nhận xét: “Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất về thế chiến I”.


Cùng với những nhà văn như Ernest Hemingway, Remarque trở thành người phát ngôn cho “một thế hệ bị chiến tranh tàn phá dù họ đã thoát khỏi hòn tên mũi đạn”. Cuốn tiểu thuyết nhanh chóng được Ernest Johannsen và Lewis Milestone chuyển thành phim. Nhưng sự thật khắc nghiệt, khủng khiếp được miêu tả trong cái nhìn hiện thực trần trụi của nhà văn khiến cho các nhà cầm quyền không an lòng. Sách của ông - Phía Tây không có gì lạ và một cuốn tiểu thuyết khác  bị Đức quốc xã đem đốt. Còn bộ phim thì vừa ra mắt đã bị bọn phát xít quấy phá, đến những năm 1950, nó mới được chiếu lại tại Tây Đức. Năm 1939, nhà văn bị tước quốc tịch Đức, bắt đầu sống lưu vong và trở thành công dân Mỹ năm 1947.


Trong những ngày sống tại kinh đô điện ảnh Hollywood, nhà văn kết bạn với nhiều ngôi sao nổi tiếng và cuối cùng, kết hôn với diễn viên Paulette Goddard năm 1958. Họ sống bên nhau tới ngày ông qua đời (25/9/1970).


Ngoài Phía Tây không có gì lạ, tên tuổi Erich Maria Remarque còn gắn liền với những cuốn tiểu thuyết như Đường về, Khải hoàn môn, Tia lửa sống, Bia mộ đen… Hầu hết các tác phẩm đều mang khuynh hướng phê phán và tố cáo xã hội mãnh liệt đồng thời miêu tả sức hủy hoại kinh hoàng của chiến tranh đế quốc đối với thể chất và đời sống tinh thần của con người.
********
Cảm nghĩ của một độc giả đối với các tác phẩm của Remarque:

Người ta gắn cho Remarque một cái tên "nhà văn viết về chiến tranh" nhưng tôi không thích chút nào cả. Tôi đặt lại cho ông tên khác "người viết về tình yêu cuộc sống". Cuộc sống đem đến tình yêu, và tình yêu nuôi dưỡng con người ta sống tốt đẹp, nhưng đến một khi nào đó, toàn bộ thế giới quanh ta đổ nát hoang tàn, chính ta phải lang bạt như một con sói cô đơn lạc loài từ miền đất này đến miền đất khác, tất cả đều là những miền đất chết theo nhiều cách khác nhau, thì lúc đó, thứ để ta bấu víu vào để sinh tồn chỉ còn là tình yêu của ta cho cuộc sống. Tôi đã đọc và hiểu Remarque theo cách đó.


Theo như ý kiến của một người bạn cũ lâu rồi không gặp lại mà tôi cho rằng đúng đắn nhất, thì các tác phẩm của Remarque chia làm ba xu hướng: miêu tả trực diện chiến tranh trong "phía tây không có gì lạ, thời gian để sống và thời gian để chết", sự ám ảnh đè nặng lên cuộc sống sau chiến tranh trong "ba người bạn, bia mộ đen" và "khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng..." nói về thân phận lưu lạc, bị xua đuổi ở khắp mọi nơi.


Có lẽ không ai viết về chiến tranh sống động và tàn khốc hơn Remarque và rất hiếm ai viết về cô đơn tuyệt vời hơn Remarque. Chính bản thân ông đã ra trận trong thế chiến thứ nhất và rồi chính phải chốn tránh khỏi đất nước của mình vì thứ "tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem". Trong "Phía tây không có gì lạ", những chàng thanh niên 19 tuổi chưa từng biết đến giết chóc và những tội ác trong tâm hồn bị đẩy ra khỏi ghế nhà trường lao vào cuộc chiến. Họ chém giết tơi bời mà không mảy may biết mặt mũi kẻ thù của mình phía bên kia chiến tuyến. Duy nhất chỉ có một lần gặp mặt giữa hai "kẻ thù", một anh chàng Đúc trẻ tuổi vừa rời ghế nhà trường và một người nông dân Nga chất phác và vạm vỡ. Và rồi những chàng thanh niên Đức đầy ước mơ dày dạn dần sau mỗi lần chiến đấu, bởi vì, sau một trận chiến thì chủ yếu chết là lính mới, và chết vơi đi phân nửa. Nhưng cuối cùng, thì gần như tất cả sẽ phải gục ngã trong các hào luỹ, hố bom của mặt trận Tây Âu bởi vì còn sống, họ còn phải ra trận và để bảo vệ mình, họ phải giết càng nhiều càng tốt. Một ngày đẹp trời nào đó một người lính bị chết và đài phát thanh buổi sáng hôm sau thông báo "mặt trận phía Tây không có gì lạ".


Cho đến "Thời gian để sống và thời gian để chết", sự tàn khốc của chiến tranh lại trở về chính nước Đức khi một người lính từ mặt trận trở về nhà. Sự đổ nát và sự thản nhiên một cách kỳ lạ của người dân ngay tại mảnh đất quê hương đã dập tắt hoàn toàn mọi hy vọng của Gơrebê. Và anh có một cuộc tình thoáng qua nhưng vô vọng trước khi trở lại mặt trận. Gơrebê chết thật đẹp, khi viên đạn đến với anh, anh chỉ nhận ra một đoá hoa hồng dường như đang nở và khi nhắm mắt, Gơrebê không phân biệt được đâu là cái chết và cuộc sống. Thời gian để sống chính là thời gian tiến dần đến cái chết và thời gian khi anh dần chết cũng chính là một phần thời gian để sống.


Tôi vẫn luôn tin rằng, cô đơn là một phần tự nhiên hết sức của cuộc sống chúng ta như ăn uống và hít thở không khí.... Con người ta hay cảm thấy cô đơn rõ rệt nhất khi họ vừa đánh mất hay bị tình yêu chối từ, bởi vì rằng cô đơn luôn tồn tại, con người tìm đến tình yêu để che đậy lại nó, và để cho nó được ngủ yên đằng sau những đam mê và hạnh phúc. Cô đơn là nhân bản, cô đơn là cội nguồn của tội ác và cô đơn cũng là cội nguồn của lòng nhân ái. Trong các tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến nỗi cô đơn tận cùng và dường như nó là chất men cuốn hút trong các tác phẩm của ông. Mỗi nhân vật đều trơ trọi, và cô đơn quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ và từng lúc, từng lúc họ lại quay trở lại với sự vô nghĩa của cuộc sống. Bác sĩ Ravic (khải hoàn môn) đã chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng đến khi sự trả thù ấy được hoàn thành tốt đẹp, anh lại nhân ra sự vô nghĩa đến đáng sợ của nó. Và steiner trong "bản du ca cuối cùng", anh ta từ một con cừu non hiền lành ngây dại trở thành một con sói khôn ranh, một con sói cô đơn như thân phận những người lưu vong mà chỉ có sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Steiner đã chia tay người yêu của mình mà không buồn phải buồn rầu nữa, bởi vì họ thừa hiểu giá trị của sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng và họ chỉ nương tựa và bấu víu vào nhau như hai cánh phù du trên con đường lưu lạc.


Vì sinh tồn, họ phải tiếp tục cố gắng tìm mọi cách để sống, và tìm mọi cách để quên. Quên đi chính bản thân mình trong những giọt rượu hàng ngày và quên đi nỗi cô đơn bằng tình yêu. Tình yêu trong các tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt, hầu như "ba người bạn, bia mộ đen, khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng" đều có cốt truyện xoay xung quanh tình yêu của nhân vật chính. Đấy là tình yêu với một cô gái bị bệnh điên trong "ba người bạn", hay tình yêu của Ravic khi anh biết rằng cô gái của anh còn một người đàn ông nữa chu cấp cho cô ta cuộc sống. Cho dù thế này hay thế khác thì vẫn cứ là tình yêu, nó sáng lên cùng với những nỗi buồn trong suốt như pha lê, tình yêu êm ái và luôn có một cái gì đó hụt hẫng, bởi vì tình yêu trong tác phẩm của Remarque mong manh quá đỗi. Đối mặt với bi kịch, tình yêu mong manh ấy không thể chịu đựng được và rồi nó gẫy gục trước số phận, từng lúc từng lúc, con người lại bị kéo về đối mặt với nỗi cô đơn của mình.


Remarque đã may mắn được trở về sau cuộc chiến, để mà lại phải đối mặt với cuộc chiến thứ 2 và dấn thân vào cuộc sống lưu vong khắp châu Âu, để mà cầm bút viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói. Thế hệ ấy từng lớp, từng lớp người bị ngã gục dưới làn đạn, và ngay cả khi đã trở về, chiến tranh vẫn găm những vết thương vào tâm hồn và sự sinh tồn chỉ còn là mục đích duy nhất để cho họ sống. Và chỉ có Remarque mới viết nhiều về niềm yêu cuộc sống đấy khát khao như thế, yêu cuộc sống cả khi cuộc sống khó khăn hay chẳng còn gì cả, yêu cuộc sống bởi vì đó là cuộc sống.


Phần nào đấy, Remarque chịu ảnh hưởng khá nhiều của Hemingway với cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ và những miêu tả tinh tế đến mức không thể thật hơn trong những cử chỉ của từng nhân vật.


Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy tin yêu cuộc sống và phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.
Nguồn:Internet