Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Alexandre Dumas (con) - Tác phẩm tiêu biểu: Trà hoa nữ ( tiếng Pháp: La Dame aux camélias)

Tập tin:ADumas hijo 00.jpg
Alexandre Dumas (1824-1895), còn gọi là Dumas con. Tiểu thuyết gia, kịch tác gia rất danh tiếng của văn học Pháp thế kỷ 19.
Thân thế
Sinh ngày 28-7-1824 tại Paris, là con ngoại hôn của đại văn hào Alexandre Dumas (Dumas cha).
Thuở nhỏ của Dumas con được ít người biết tới, kể cả Dumas cha. Mẹ ông thì gửi ông vào trường nội trú Bourbon ở Paris năm mới 9 tuổi (1833). Tuy rất chán nhưng ông vẫn học giỏi và luôn đứng nhất ở các môn.
Lẽ ra ông phải học luôn ở đó đến năm 19 tuổi, nhưng do sức khoẻ kém và thể trạng ngày càng suy nhược, nên ông đã trốn khỏi trường vào năm 17 tuổi, trong một chuyến đi “đổi gió” mà nhà trường cho phép.
Vào đời, ông mới nếm mùi đắng cay là thế nào, nhưng còn đỡ hơn quay lại trường. Thế là Dumas con quyết định đến sống với cha, nhưng do Dumas cha lúc này đang túng thiếu và nợ nần chồng chất, chỉ một thời gian sau Dumas con đã khăn gói lên đường cùng với số tiền trợ cấp kha khá. Lúc này ông đi lại với kỹ nữ Marie Duplessis, người sẽ được ông viết vào kiệt tác Trà hoa nữ, với tên Marguerite Gautier.
Từ lúc đó (1842) trở đi, vì muốn bù lại những năm tháng ngột ngạt trống trải ở trường nội trú, Dumas con đã lao vào ăn chơi trác táng, đem hết tiền bạc để chơi gái và lui tới các tụ điểm chơi bời thường xuyên, được tiếp đãi như một quý tộc.
Lúc này có lẽ hơn bao giờ hết, Dumas con thấy rõ bản chất nhơ nhớp của tầng lớp quý tộc, thượng lưu đang thịnh hành bấy giờ. Lòng cảm thông với những số phận gái giang hồ, và khinh bỉ bọn quyền quý đã khắc sâu trong các tác phẩm của ông sau này.
Nhưng trước đến 21 tuổi (1844), ông đã xài hết tiền trợ cấp, ngoài ra còn nợ thêm 5 vạn quan. Không ăn chơi được nữa lại còn phải giải quyết số nợ khổng lồ, trong khi nghề ngỗng, gia tài đều không có, Dumas con đã lao vào cuộc mưu sinh bằng ngòi bút- nghề đã giúp Dumas cha trả được món nợ còn khổng lồ hơn gấp bội trong vài năm trước.
Bằng thiên tài vốn có, những tiểu thuyếtkịch bản giá trị lần lượt ra đời, Dumas con trả hết được nợ nần lại còn tạo ra một khoản tiền lớn đủ để gọi là giàu có.
Thấy rõ tấm gương người cha nổi tiếng của mình, ông không dám ăn xài phung phí để có lúc phải bán nhà, lẩn trốn ra nước ngoài, mà chỉ chuyên tâm vào sáng tác.
Từ năm 1851 đến 1864, ông chỉ viết kịch, nhiều kịch bản được đón nhận nhiệt liệt, trong đó có những câu chuyện còn mãi với tâm trí công chúng, như là: Trà hoa nữ, Giới giang hồ, vấn đề tiền bạc, Diane de Lys…
Năm 1874, Dumas con được cử vào viện Hàn Lâm Pháp (50 tuổi).
27-12-1895, khi đang viết vở Đường đi đô thị Thèbes thì Dumas con phát bệnh và qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.

Sự nghiệp

Không biết làm gì hơn, tôi đành bước vào nghề Văn vậy”, đó là cách Dumas con giải thích cho việc chọn lựa nghề cầm bút của mình. Ông viết văn ban đầu chỉ là để gom tiền trả nợ, nhưng càng lúc càng hay, khiến cũng không nỡ bỏ ngang, như ý định thời trẻ được.
Năm 1845, tiểu thuyết đầu tiên: Péchés de Jeunesse (cái tội của tuổi trẻ) ra đời, chưa được đón nhận mấy. Dần dà với các truyện Les aventures de 4 femmes et d’un perroquet (cuộc phiêu lưu của 4 bà và con két), Le Bijou de la Reine (Phục sức của hoàng hậu)…tên của Dumas đã quen dần với độc giả.
Nhưng phải đến năm 1848, khi truyện La dame aux Camélias (Trà hoa nữ) ra đời, Dumas con xem như đã bước lên bục cao nhất trong giới văn sĩ. Tác phẩm được mọi tầng lớp đón nhận nồng nhiệt. Lúc này ông bắt đầu tập tành viết kịch, vở Atala ra đời cũng khá thuyết phục.
Sau khi La dame aux Camélias được phát hành khắp nước, Dumas con đã trả hết được món nợ. Nhưng ông vẫn viết văn tiếp, tiếp nối cuộc thành công với các tác phẩm như là Bác sĩ Servand (1849), Césarine (1849), Tristan le Roux (1850), Nhiếp chính vương Mustel (1850), Diane de Lys (1851)….
Sau 1851, sự nghiệp văn chương của Dumas con bị gián đoạn, do ông nhận được lời mời viết kịch từ nhiều sân khấu lớn. Thế là La dame aux Camélias (1852), Diane de Lys (1851)...được chuyển thể thành kịch bản. Tiếp theo, lần lượt là Le Demi-Monde (Gái giang hồ), La question d’Argent ( vấn đề tiền bạc, 1857), L’en fant naturel (đứa con ngoại hôn, 1858), Un Père prodigue (Người cha hoang phí, 1859) …ra đời. Dumas con lần thứ hai bước lên đỉnh cao danh vọng, nhưng ở lĩnh vực khác: kịch tác gia.
Được yêu thích trong công chúng, cộng với số tiền lãi kiếm được sau các buổi diễn kịch, Dumas con biết mình không dứt khỏi cái nghiệp cay đắng có, ngọt bùi có này. Ông vẫn viết tiếp, dù không còn bị áp lực tiền bạc, nợ nần nữa.
Nhưng trời không chiều người, năm 1860, ngay lúc đang rất hứng thú say mê và có nhiều ý tưởng mới, thì ông lại bị bệnh đau nửa đầu rất nặng. Phải nghĩ dưỡng sức trong 4 năm mới viết tiếp tiểu thuyết cuối cùng: L’Ami des Femmes (Bạn của các bà, 1864).
Xem như rũ bỏ được một gánh nặng, mặc dù bao nhiêu người tiếc nuối, ông rảnh tay viết tiếp nhiều kịch bản có giá trị: Những ý tưởng của bà Obaray (1857), La Princesse Georges (Công chúa Georges, 1871), La Femme de Claude (Vợ của Claude,1873), Monsieur Alphonse (Ông Alphonse, 1874), Người xa lạ (L’Etragère, 1876), La Princesse de Bagdad (Công chúa thành Bagdad (1881), Denise (1885), Francillon (1887), Vài vở kịch ngắn (Nouveaux entr’actes, 1890)…
Năm 1895, khi kịch bản Những con đường đô thị Thèbes còn chưa hoàn tất thì ông qua đời. Sau 50 năm viết lách, Dumas con để lại cho hậu thế không chỉ là luồng tư tưởng bác ái bao la, mà còn có những lời dạy đời ngày càng quá mức qua các vở kịch, nên cũng có phe chống đối (số ít), có phe lại bày tỏ thiện cảm hết mực với đại văn hào này.

Trà hoa nữ (tiếng Pháp: La Dame aux camélias)
Sách:  Trà hoa nữ: Tiểu thuyết  (Tác giả: Alexandre Dumas)

Được viết khi Dumas con 24 tuổi, là tác phẩm khẳng định tài năng và đưa ông lên đến đỉnh cao danh vọng. Truyện được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Ý,…
Bốn năm sau đó, theo lời khuyên của một người bạn trong gia đình, Trà hoa nữ được Dumas con chuyển thể thành kịch bản. Cùng với sự ủng hộ tận tình của người cha, vở kịch Trà hoa nữ thành công mỹ mãn, trở thành kịch bản được diễn đi diễn lại nhiều lần nhất trên thế giới.
Nội dung Trà hoa nữ kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite, một đề tài tưởng đâu là quen thuộc, nhưng bằng ngòi bút sắc sảo cộng với tình cảm bao dung mà tác giả muốn truyền tải, truyện được độc giả đón nhận không ngần ngại, dù là giới quý tộc, cái giới bị hạ thấp hơn cả cô kỹ nữ trong truyện.
Còn “Trà hoa nữMarguerite Gaultier trở thành nhân vật văn học thu hút và chiếm được nhiều tình cảm của người ta hơn hết: Nữ nghệ sĩ Eugénie Donche, người diễn thành công nhất trong vai trò Marguerite đã diễn kịch này đến hơn 500 lần, mà lần nào khán giả cũng phải khóc theo, nhất là đoạn cô kỹ nữ đang hấp hối.
Người ta tính riêng tại nước Pháp, kể từ sau thế chiến II đến 1960, đã có 300 lần Trà hoa nữ của Dumas con được đưa lên kịch, lúc này vai Marguerite do cô đào Edwige Feuillère đóng.
Đến lúc công nghiệp điện ảnh phát triển, Trà hoa nữ vẫn còn là đề tài nóng bỏng: các phim Trà hoa nữ của Pháp, Đan Mạch, Mỹ, Ý…thay phiên nhau ra đời.


Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Alexandre Dumas (cha) - và tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo

Tập tin:Alexandre Dumas.jpg
 Alexandre Dumas (24 tháng 7 năm 18025 tháng 12 năm 1870), còn được gọi Alexandre Dumas cha để phân biệt với con trai ông, ông là một nhà văn Pháp nổi tiếng. Những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của ông như là Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo giành được sự hâm mộ của độc giả khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay.
Tiểu sử
Alexandre Dumas sinh tại Villers-Cotterêts (Aisne). Ông là con trai của Tướng Dumas, vị tướng trong cuộc cách mạng Thomas Alexandre Davy de La Pailleterie. Cha Dumas chết khi Dumas mới được ba tuổi rưỡi, ông lớn lên với sự chăm sóc và giáo dục của mẹ. Dumas học hành chểnh mảng, khi học xong ông làm thư ký cho một phòng công chứng, và bắt đầu viết những vở kịch đầu tiên cùng với một người bạn, Tử tước Adolphe Ribbing de Leuven. Nhưng những tác phẩm đầu tay đó thất bại.
Năm 1823, nhờ viết chữ đẹp, ông được tới làm việc cho Tử tước Orléans với công việc giao gửi hàng ở Paris. Dumas tiếp tục viết kịch và cuối cùng cũng tìm được thành công với vở diễn Henri III và triều đình tại nhà hát Comédie-Française, công diễn lần đầu ngày 10 tháng 2 1829. Sự nghiệp văn chương của ông tiếp tục thành công, đặc biệt trong hai thể loại ông ưa thích: kịchtiểu thuyết lịch sử.
Alexandre Dumas là một nhà văn có sức sáng tác mạnh mẽ. Ông để lại khoảng 250 tác phẩm, gồm 100 là tiểu thuyết, số còn lại là 91 vở kịch, rồi bút ký, phóng sự, hồi ký. Dumas có cả một đội ngũ cộng sự, đặc biệt là Auguste Maquet, người góp phần vào nhiều thành công của Dumas. Trong những tiểu thuyết của ông, nổi tiếng hơn cả là Ba chàng lính ngự lâm, còn được dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Trois Mousquetaires) và Bá tước Monte Cristo (Le Comte de Monte-Cristo) năm 1844.
Đương thời, Dumas bị chê trách là người ham ăn, ham chơi. Ông thường xuyên thết đãi thịnh soạn bạn bè, người thân, công chúng hâm mộ, với những bữa tiệc sang trọng khiến ngay cả Paris cũng loá mắt, trầm trồ. Ông còn để lại một công trình đặc biệt, cuốn Đại từ điển ăn uống, mà ông muốn được hậu thế coi là đỉnh cao sự nghiệp văn chương của mình. Trong đời mình Dumas kiếm được 18 triệu franc vàng, song ông luôn luôn nợ nần, nhiều lần trốn nợ, thậm chí ra nước ngoài, những năm cuối đời, phải đến tá túc ở nhà con.
Dumas nức tiếng là người thay nhân tình như thay áo. Quả thật, ông cưới vợ chỉ một lần, gia đình này tan vỡ rất nhanh. Ông dan díu với 25 người đàn bà, có nhiều con hoang, mỗi con của một mẹ. Chỉ 3 con được công khai, trong đó con trai, cũng tên Alexandre Dumas, thường được gọi Alexandre Dumas con, trở nên một nhà văn lừng danh. Con gái thứ hai thì cuộc đời lỡ làng, con gái út – mà mẹ cô trẻ hơn Dumas đến gần 40 tuổi – thì chết cô đơn năm 1936 ở một làng quê trong nghèo khổ và không được ai biết đến là con gái cưng của một trong những vĩ nhân của nước Pháp. Mãi gần đây, người ta mới vỡ lẽ rằng Dumas đến với nhiều phụ nữ là do thương họ. Ông đồng thời chu cấp tiền nong đầy đủ cho vài người.
Dumas là người hết sức quý trọng tình bạn. Trừ BalzacMusset, các nhà văn cùng thời đều chơi với ông, thân nhất là Victor Hugo, người đã đánh giá chính xác vai trò của ông ngay khi ông qua đời. Hugo viết: "Trong thế kỷ này, không ai được dân chúng yêu mến sâu rộng và thắm thiết bằng Alexandre Dumas. Các thành công của ông đều tầm cỡ hơn thành công nói chung nhiều. Đó là những đại thắng lợi. Đó là những ngọn đèn pha". Ông cũng là người đại lượng, năm 1831, do ghen tức với thành công của vở Antony của ông, Hugo cho người viết báo chê bai. Hai người giận nhau. Song năm 1834, ông chủ động giảng hoà.
Để hoàn toàn chủ động trong hoạt động sân khấu, ông bỏ ra một món tiền lớn để xây dựng Nhà hát kịch lịch sử của riêng ông. Khán giả rất nồng nhiệt, song không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, nên cuối cùng nhà hát đóng cửa. Từ năm 1848, ông đã ra tờ báo đầu tiên. Sau đó, ông còn ra nhiều tờ báo nữa. Nhưng do quản lý kém, bị kiểm duyệt gây khó dễ, các tờ báo ấy tồn tại không bền, và ngốn của ông rất nhiều công sức và tiền bạc.
Ông cũng hai lần ứng cử vào Nghị viện đều thất bại, ứng cử vào Hội quốc ước thì chỉ được 261 phiếu, trong khi các đối thủ được 220.000, rồi phải sang Bỉ lưu vong năm 1851, sau cuộc đảo chính của Napoléon III.
Ông mất năm 1870Puys, vùng Dieppe. Thi hài của ông được chuyển về Điện Panthéon năm 2002, bất chấp ý nguyện cuối đời của ông: "trở về bóng đêm của tương lai cùng nơi tôi ra đời" (rentrer dans la nuit de l'avenir au même endroit que je suis sorti de la vie du passé), "nơi một nghĩa địa đẹp (Villers-Cotterêts) trong mùi hoa của rào quanh..." (dans ce charmant cimetière qui a bien plus l'air d'un enclos de fleurs où faire jouer les enfants que d'un champ funèbre à faire coucher les cadavres

Tiểu thuyết  Bá tước Monte Cristo


Bá tước Monte Cristo (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo, phát âm tiếng Việt: Môngtơ-crixtô) là một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha. Cùng với một tác phẩm khác của ông là Ba chàng lính ngự lâm, tác phẩm thường được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Dumas. Cuốn sách này đã được viết xong năm 1844. Giống như nhiều tiểu thuyết khác của ông, tiểu thuyết này đã được mở rộng từ cốt truyện do người giúp việc cho nhà văn Auguste Maquet cộng tác.
Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung HảiLevant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 18151838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách. Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 năm. Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris, sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia. Nhưng sau khi trả thù được người cuối cùng đã vu khống mình, ông chợt nhận ra rằng trả thù sẽ chẳng có gì là tốt đẹp sau khi trả thù.
                                                                
Tập tin:Eugene deveria Meffre-Rouzan.jpg

                    Nội dung

Câu chuyện bắt đầu với việc chiếc tàu Pharaon của hãng buôn Morrel cập cảng Marseille, người điều khiển con tàu là Edmond Dantès, một thanh niên 18 tuổi và là thuyền phó của tàu. Trong chuyến đi lần này, thuyền trưởng tàu là Leclère bị bệnh qua đời, trước khi mất, ông đã đưa cho Dantès một bức thư và dặn anh phải trao tận tay cho Napoléon Bonaparte lúc này đang ở đảo Elba. Dantès đã làm theo lời ông và sau đó Napoléon lại bảo anh trao một bức thư cho ngài Noitier ở Paris. Lúc trở về Marseille, Edmond được ông Morrel thăng chức thuyền trưởng, Edmond xin phép nghỉ 2 tuần để đi Paris trao bức thư và sau đó tổ chức lễ cưới với cô Mercédès xinh đẹp.
Madame Danglars, một tên kế toán của tàu Pharaon, luôn ghen ghét Dantès, đã lập ra một kế hoạch để hãm hại anh. Hắn mời Fernand Mondego, anh họ của Mercédès, một người say mê nàng nhưng không được đáp lại, cùng với Caderousse, hàng xóm của Edmond đi uống rượu. Danglars viết một bức thư nặc danh tố giác Edmond cấu kết với Napoleon rồi xui Fernand gửi lên chính quyền.
Edmond bị bắt ngay trong lễ cưới. Người hỏi cung anh là phó biện lý Villefort. Lúc đầu, nhìn vẻ mặt lương thiện của Edmond, hắn định tha cho anh, nhưng khi thấy tên Noitier trên bức thư, hắn rất bàng hoàng và vội vàng đốt bức thư, sau đó hắn cho giam Edmond vào nhà tù If.Ở đây, Edmond may mắn gặp được cha Pharia-một người thông thái.Cha đã truyền cho chàng những kiến thức lịch sử, vật lý, ngoại ngữ và đặc biệt hơn cả là bí mật về kho báu.
Sau khi cha Pharia qua đời, Edmond đã vượt ngục thành công và sở hữu một số của cải khổng lồ.Ông bí mật đổi tên thành bá tước Monte Cristo và thâm nhập vào giới thượng lưu Paris.Bá tước đã lần lượt trả ơn những người đã giúp đỡ và trừng phạt thích đáng những kẻ tâm địa xấu xa đã từng hại mình.Bá tước Monte Cristo là câu chuyện thể hiện sâu sắc quy luật nhân quả ở đời: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nguon: Wikipedia

 

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Victor Hugo

Tập tin:Victor Hugo.jpg

Victor Hugo (26 tháng 2/ 1802 tại Besançon22 tháng 5/ 1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).

Victor Hugo(1802- 1885) là con út của ông Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) và bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Ông sinh ra và lớn lên sau khi cách mạng 1789 đã thành công, song thế lực và những tàn dư phong kiến vẫn còn. Cha ông là một tướng lĩnh cách mạng, nhưng mẹ ông lại là người mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Tài năng thơ của Hugo bộc lộ sớm từ khi di học: 15 tuổi được viện hàn lâm khích lệ, in tập thơ đầu tay. Nhưng nhà thơ trẻ những năm ấy chịu ảnh hưởng giáo dục của mẹ, cũng đứng về phía bảo hoàng
 Những người khốn khổ
Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình".
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).
Nội dung

Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert(Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette(Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
                                                                                                        
                                                                                                                             
Tập tin:Les Misérables (1995 film).jpg 

Eponine do Julie Lund thủ vai
10 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, bọn họ dẫn đầu một băng trộm đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến chơi. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Valjean đã mất niềm vui duy nhất của cuộc sống cuối đời vì bây giờ Cosette đã không còn cần đến ông nữa. Cosette bị Marius thuyết phục tránh xa Valjean vì anh cho rằng ông là người có đạo đức tồi. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chi là người bố nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiểu thuyết)

Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển.
Tóm tắt nội dung
Quyển 1, 2, 3
Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris. Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức bà. Hành động múa hát này đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành. Hơn hết, ông đã bắt đầu thấy được hiểm họa sa vào địa ngục khi ông bắt đầu say mê cô gái múa rong. Ông đã cố gắng để thoát khỏi “địa ngục” ấy, nhưng cuối cùng bị tình yêu lôi kéo vĩnh viễn. Lễ hội tan, màn đêm buông xuống. Người kéo chuông nhà thờ Đức bà Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa chột, vừa thọt theo lệnh của phó giám mục Claude Frollo mưu toan bắt cóc Esméralda. Nhưng đội tuần tra của đại úy Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để cứu mạng Gringoire vì lòng cô đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu cô.

 Quyển 4 đến quyển 6

Vốn nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu không quen giao tiếp với thế giới con người, chỉ biết có cha nuôi là phó giám mục Frollo, người đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ trước cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.

 Quyển 7

Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Esméralda đã nhận lời hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ô. Phó giám mục yêu Esméralda điên dại nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.

 Quyển 8-10

Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô. Bị Quasimodo đẩy lùi.

Quyển 11

Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết. Esméralda quyết chịu chết chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng kiến tận nụ cười thâm độc của phó giám mục khi thấy Esméralda bị đưa ra xử tử, đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm xác Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ.
Nguon: Wikipedia

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Charlie Chaplin-(hay Vua hề Sác lô)

Tập tin:Charlie Chaplin.jpg


Tập tin:Charles-chaplin 1920.jpg
                                                                                              
                                                               Charles Chaplin năm 1920



Sac-lo danh box

Sac-lo trong chuong su tu




]





Sac-lo thoi dai tan kt


Sac-lo hot toc theo nhac- bay "hungarian" cua Johannes Brahm

Sac-lo va lam viec theo day chuyen


Sac-lo di linh





Sac-lo mo mong

 















Ngài Charles Spencer Chaplin, (1889-1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh. Chaplin là một trong những diễn viên, đạo diễn nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu của Hollywoodđiện ảnh Mỹ. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ kịch câm và diễn viên hài xuất sắc nhất mọi thời đại của thể loại phim này và là một trong những diễn viên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình. Vai diễn chính và được biết đến nhiều nhất của ông là nhân vật kẻ lang thang (The Tramp) (hay còn có tên Charlot - Anh hềPháp, Ý, và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam - Sác lô là phiên âm tiếng Pháp của từ Charlot). "The Tramp" là một anh thanh niên sống lang thang nhưng có tư cách và luôn cư xử như một quý ông, trang phục của anh ta luôn là chiếc áo khoác chật, chiếc quần và đôi giày quá khổ, một chiếc mũ quả dưa, cây gậy chống bằng tre và một bộ ria mép chải chuốt.
Chaplin là một trong những nghệ sĩ nhiều sáng tạo và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong kỷ nguyên phim câm. Ông chịu ảnh hưởng từ nghệ sĩ phim câm người Pháp Max Linder, người được Chaplin đề tặng một trong những bộ phim của ông. Sự nghiệp giải trí của ông kéo dài qua 75 năm cho đến khi ông mất vào tuổi 88. Năm 1999, Viện phim Mỹ xếp Chaplin đứng 10 trong danh sách những nam huyền thoại của điện ảnh mọi thời đại.

Cuộc đời

Charlie Chaplin sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 tại East Street(Phố Đông), Walworth, London nước Anh. Cha mẹ ông đều là diễn viên và họ li dị khi Charlie mới được 3 tuổi. Cuộc điều tra dân số năm 1891 cho thấy mẹ ông, nữ diễn viên Lily Harvey (Hannah Harriet Hill) sống cùng Charlie và anh của cậu là Sydney ở phố Barlow, Walworth. Sydney Chaplin (16/3/1885-16/4/1965) là con riêng của bà (khi đó tên là Hannah Hill) với Sydney Hawkes (hiện không có tài liệu nào về cuộc hôn nhân này). Sau khi li dị bố Charlie, bà Hannah Harriet Pedlingham Hill còn có một con trai út tên là George Wheeler Dryden (31/8/1892-30/9/1957) với George Dryden Wheeler, một nghệ sĩ ca múa nhạc. Cha của Charlie, ông Charles Chaplin Senior là người có nguồn gốc Tsygan nghiện rượu và ít quan tâm tới con cái. Hai anh em Charlie phải đến sống cùng ông và tình nhân, bà Louise sau khi bà Hannah phải vào nhà thương điên để chữa bệnh thần kinh. Khi Chaplin lên 12 thì bố cậu qua đời (năm 1901).
Sau khi bà Hannah Chaplin phải vào nhà thương điên Cane Hill Asylum, Chaplin được gửi vào trại tế bần ở Lambeth, Luân Đôn. Những năm tháng nghèo khổ này ảnh hưởng rất lớn tới những nhân vật của Chaplin sau này. Mẹ của ông mất năm 1928 tại Hollywood, vài năm sau khi được con trai mời sang Mỹ.
Chaplin đến Mỹ lần đầu tiên năm 1910 cùng với gánh hát của Fred Karno, 5 tháng sau gánh hát quay trở lại Anh. Trong lần thứ hai đến Mỹ biểu diễn năm 1912, Chaplin đã ở cùng phòng với diễn viên hài Arthur Stanley Jefferson người sau này nổi tiếng với nghệ danh Stan Laurel. Sau lần lưu diễn này, Chaplin ở lại Mỹ, diễn xuất của ông đã lọt vào mắt nhà sản xuất phim Mack Sennett của hãng Keystone Film Company và Chaplin có vai diễn đầu tiên trong bộ phim hài Making a Living ra rạp ngày 2 tháng 2 năm 1914.

Nghệ sĩ tiên phong
Tại hãng Keystone, Chaplin bắt đầu hoàn thiện nhân vật Sác lô của ông và cũng học rất nhanh nghệ thuật và những kỹ xảo trong việc làm phim. Anh hề Sác lô lần đầu được giới thiệu với công chúng trong bộ phim thứ hai của Chaplin, Kid Auto Races at Venice (phát hành ngày 7 tháng 2 năm 1914). Chaplin đã viết lại cảm nghĩ về những thời khắc đó trong cuốn tự truyện của ông:
"Tôi không hề có ý tưởng sẽ phải hóa trang cho nhân vật này thế nào. Tôi không thích tạo hình nhà báo như trong Making a Living. Trên đường đến phòng hóa trang, tôi chợt nghĩ mình có thể mặc một chiếc quần rộng thùng thình, mang một cây gậy và một chiếc mũ quả dưa. Tôi muốn mọi thứ phải thật mâu thuẫn, chiếc quần thùng thình đi với chiếc áo khoác chật, chiếc mũ nhỏ đi với đôi giày quá khổ. Nhớ rằng Sennet muốn tôi trông già dặn hơn, tôi đã thêm một bộ ria nhỏ. Tôi cũng không có ý tưởng gì về tính cách nhân vật của mình, nhưng vào thời điểm tôi hóa trang, trang phục và hóa trang đã làm tôi cảm thấy anh ta phải là người thế nào. Tôi bắt đầu biết mình sẽ phải diễn thế nào, và khi tôi bước ra trường quay, anh ta đã thực sự ra đời."
—Charles Chaplin_
Những tác phẩm cuối
Năm 1952 Chaplin về thăm nước Anh và không bao giờ quay về sống ở Mỹ một lần nữa. Ông sống ở Vevey, Thụy Sỹ và chỉ trở về Mỹ một thời gian ngắn vào tháng 4 năm 1972 để nhận giải Oscar Thành tựu trọn đời.
Hai tác phẩm cuối cùng của Chaplin được làm tại Luân đôn, bộ phim A King in New York (1957) trong đó ông tham gia diễn xuất, biên kịch và đạo diễn, bộ phim A Countess from Hong Kong (1967), có sự tham gia của Sophia LorenMarlon Brando, trong đó Chaplin xuất hiện lần cuối cùng trên màn ảnh với một vai nhỏ.
Trong cuốn tự truyện My Life in Pictures xuất bản năm 1974, Chaplin nói rằng ông đã viết kịch bản phim The Freak để dành riêng cho con gái út của ông, Victoria, trong đó cô sẽ đóng vai một thiên thần. Tuy nhiên bộ phim phải ngừng lại vì Victoria lấy chồng và sau đó tuy vẫn muốn tiếp tục làm phim nhưng sức khỏe suy sút quá nhanh đã khiến Chaplin không bao giờ thực hiện được bộ phim này.
Vào thập niên 1970, Chaplin viết nhạc và âm thanh cho những bộ phim câm của ông và tái phát hành chúng, trong số này có The KidThe Circus.
Tác phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của ông, phần âm thanh cho bộ phim A Woman of Paris (1923) được hoàn thành năm 1976, chỉ 1 năm trước khi Chaplin chết.
 Cái chết
Chaplin thường xuyên bơi, chơi tennis, hút thuốc rất ít và thỉnh thoảng mới uống rượu. Tuy nhiên sức khỏe của ông vẫn ngày càng sa sút kể từ cuối thập niên 1960 sau khi ông hoàn thành bộ phim cuối cùng A Countess from Hong Kong. Trong những năm cuối đời ông ngày càng yếu và qua đời trong khi đang ngủ vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1977 tại Vevey, hưởng thọ 88 tuổi. Ông được chôn tại nghĩa trang Corsier-Sur-Vevey ở Vaud Thụy Sỹ. Ngày 1 tháng 3 năm 1978, di hài của ông đã bị một toán công nhân cơ khí người Ba Lan và Bulgary lấy trộm để tống tiền gia đình Chaplin. Kế hoạch của chúng bị bại lộ, những kẻ ăn trộm bị bắt, còn di hài Chaplin được tìm thấy 11 tuần sau đó ở gần hồ Genève. Để ngăn chặn những âm mưu tương tự, di hài Chaplin được cải táng dưới một tầng bê tông dày gần 2 mét. Nhà soạn nhạc
Không những đạo diễn và chỉ đạo sản xuất, Chaplin rất đa tài khi ông đã từng chỉ đạo những cảnh hành động cho bộ phim sản xuất năm 1952, Limelight, hay hát bài hát chính của phim The Circus (1928). Chaplin còn sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim của ông, trong đó có những bài hát nổi tiếng như Smile sáng tác cho phim Modern Times hay bài This Is My Song sáng tác cho bộ phim cuối cùng của Chaplin, A Countess From Hong Kong, bài hát sau đã từng là bài hát được ưa thích nhất bằng nhiều thứ tiếng.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Huy Cận

Tập tin:Huycan.jpg

Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.

Tiểu sử

Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917).
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ. Trong những năm 1945 - 1946 ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.

Đời tư - Gia đình

Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với Ngô Xuân Như, em gái của Xuân Diệu), em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng tác

 Trước tháng 8 năm 1945

Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.

 Sau tháng 8 năm 1945

Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...[2]

 Danh hiệu

Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).[2]
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng[4].
Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.
Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh- quê ông, có Trường THPT mang tên nhà thơ Cù Huy Cận.

Nhà thơ Huy Cận ra đi nhưng những tác phẩm ông để lại cho nhân thế vẫn luôn sống trong trái tim người yêu thơ..
          
            Ngậm ngùi
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy từa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi.../.


Hôn em
Hôn em vị chết trên môi Ôm em sầu não rơi đôi cánh tình Yêu em anh thoát hồn anh Nhớ em anh hẹn để dành mai sau./.
Vạn lí tình
Người ở bên trời ta ở đây; Chờ mong phương nọ, ngóng phương này. Tương tư đôi chôn, tình ngày dặm, Vạn lí sầu lên núi tiếp mây. Nắng đã xế về bên xứ bạn; Chiều mưa trên bãi nước sông đầy. Trông vời bốn phía không nguôi nhớ, Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt, Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày. Chiếu chăn không ấm người nằm một- Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay./.
                                                             Tràng Giang
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc giữa dòng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà./.]