Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Người thầy đầu tiên-một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Chyngyz Aytmatov, sáng tác năm 1962.

Nội dung
Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.
Cô bé Altynai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Kurkureu, chẳng được học hành ,và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Duishen được Đoàn Thanh Niên Cộng Sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Sulaimanova, còn thầy Duishen về già đi đưa thư...

 Sự kiện

Người thầy đầu tiên là tác phẩm văn học rất nổi tiếng của nhà văn Aitmatov người Cư-rơ-gư-stan.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau nay, khi làng Cu-cu-rêu đón bà Antưnai- một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.
Antưnai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuysen-một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Cu-cu-rêu, hai người đã găpj nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến Antưnai và cầu xin gia đình bà thím cho Antưnai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.
Thầy Đuy-sen và Antưnai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẵn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím Antưnai đã quyêt gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ Antưnai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với Antưnai ràng giờ đây Antưnai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, Antưnai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng sự thật quá phũ phàng, Antưnai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.
Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng Antưnai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, Antưnai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của Antunai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần Antưnai nhìn lần người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là :"trường Đuy-sen" - ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.