Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

SUY GẪM

img2

           Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) đã từng nói, “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức. Tương tự như vậy, người có nhân cách cao quý sẽ không để cảnh nghèo làm nhụt chí tu Đạo và xây dựng uy đức.”
          Người quân tử luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và sự ảnh hưởng đến những người mà họ tiếp xúc, để người ta tôn thờ đạo đức và công lý. Hiệu quả và sự ảnh hưởng của những lời dạy ấy đã khắc họa rõ phẩm chất đạo đức của họ. Sau đây là một vài câu chuyện về Khổng Tử và các học trò đã được ghi lại trong 2 cuốn sách “Luận ngữ”“Khổng Tử gia ngữ”.


TRANH LUẬN ĐỂ LÀM GÌ ?


*Khổng Tử nói rằng: "kẻ tiểu nhân tranh luận nhằm giành thắng thua, người quân tử tranh luận nhắm tìm ra chân lý".
Đức Khổng Tử nói về phẩm hạnh quân tử:
Người quân tử nói bằng hành động
          Có một lần, Nhan Hồi hỏi thầy của mình là Khổng Tử: “Lời nói của phường tiểu nhân có những điểm gì chung? Là người quân tử, cần phải hiểu cho rõ.”
          Khổng Tử đáp:
         “Một người quân tử nói bằng hành động. Trong tất cả lời nói và việc làm, người ấy đều thực hiện theo những chuẩn mực mà thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi đòi hỏi và tìm lỗi của người khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử đối nhân xử thế bằng sự chân thành. Khi nhìn thấy bạn bè của mình vi phạm đạo đức, người đó sẽ cảnh báo những hậu quả mà bạn mình phải gánh chịu và khuyên bạn hành động theo lương tâm. Lời nói của họ là phát xuất từ trong tâm bởi vì họ thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Kết quả là tình bạn sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Kẻ tiểu nhân thì lại thường kết thành bè đảng để gây rối. Tuy nhiên, chúng không thể không đổ lỗi và đâm sau lưng nhau.”
          Khổng Tử cũng giảng:
          “Quân tử nghĩ về đức hạnh, tiểu nhân truy cầu hưởng thụ.
            Quân tử nghĩ về đạo lý; tiểu nhân truy cầu những đặc ân mà hắn có thể kiếm được.”
          Điều này đã nói rõ những điểm khác nhau trong tâm của hai loại người. Người quân tử không xuôi theo dòng nước, huống hồ là thông đồng làm điều bất chính. Tất cả những gì họ nghĩ đến là làm thế nào để thực hành đạo nghĩa. Còn kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng chỉ lo nghĩ cho bản thân. Người quân tử tôn trọng phép tắc và quy củ. Kẻ tiểu nhân luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thảy mọi thứ, và tâm kẻ ấy chứa đầy những món lợi nhỏ nhen. Điều này đã được đề cập đến trong cuốn “Đệ tử quy” (“Chuẩn mực của người học trò”), viết vào thời nhà Thanh (1644 – 1912), “Nhắc nhở người khác bằng lòng tốt; đức hạnh vẹn toàn cả đôi bề; Tìm bới sai lầm của người khác; chắc chắn mất lòng cả đôi bên.” Đây là một ví dụ nữa về sự khác nhau giữa hành động của kẻ tiểu nhân với người quân tử.
          Lời nói và hành động của một người đều dựa trên những suy nghĩ của người đó. Một người quân tử luôn nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt đẹp và lẽ phải. Lời nói và hành vi của người đó là kết tinh của tình thương, lòng tốt, và sự vị tha. Ở những nơi nào người quân tử đến, những suy nghĩ tinh khiết, tốt đẹp của họ sẽ lan tỏa ra những người xung quanh, thức tỉnh lương tâm của mọi người và trồng những hạt giống của sự chính trực và lòng nhân ái.