*Khổng Tử nói rằng: "kẻ tiểu nhân tranh luận nhằm giành thắng thua, người quân tử tranh luận nhắm tìm ra chân lý" -
"Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt."
— Martin Luther King-
Bài thơ nổi tiếng này chắc rằng ai cũng hon mot lan doc qua, nhưng có lẽ chi thuộc một vài câu qua các bài hát bất hủ do nhạc sĩ Phạm Duy và Dzũng Chinh phổ nhạc ( bài Áo anh sứt chỉ đường tà và bài Những đồi hoa sim). Xin mời các bạn thư giãn qua 02 ca khuc va bài thơ này va hai bai hat tren nhé.
Màu tím hoa sim Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nổi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia Nguyễn Trung Kiên
Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô, giờ cô ấy đã có chồng.
Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không thể có được
Cô ấy không nói ra ... vì sợ mình buồn.
Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra ... vì sợ vợ mình buồn
Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ nhiều hơn
Và cảm thấy mình như người có lỗi
Chắc vợ mình hiểu điều không nói
Cô ấy cũng thương yêu, chăm chút mình hơn.
Mà trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu, một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao lòng ./.
Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ,
Trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề mhau than thở:
-" Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!"
-" Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy;
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
Mà tính việc thủy chung?"
Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau,
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi,
Liếc đưa nhau đi rồi!
Con mắt còn có đuôi./
"Tôi không bao giờ viết vì tiếng tăm. Những thứ tràn ngập trong trái tim tôi cần thiết phải được biểu lộ, đó là nguyên nhân vì sao tôi sáng tác." Beethoven
Moi cac ban nghe chuyen soan cho guitar:
Bản sonata viết cho đàn dương cầm số 14 op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ của Ludwig van Beethoven cũng được gọi là Bản Sonata Ánh trăng (tiếng anh: Moonlight sonate , tiếng Đức: Mondscheinsonate). Beethoven đã đặt tên cho nó là Sonata quasi una Fantasia. Bản sonate chứa đựng những ý tưởng ảo diệu không thường thấy ở những bản Sonate khác, đặc biệt là phần cuối cùng là 1 phần rất khó sáng tác, vì thế đây là 1 bản Sonate có kiểu nhịp độ và định thể không chính thống (vào thời điểm bấy giờ các bản sonate thường bắt đầu với tiết điệu nhanh). Nhưng bản Sonate ánh trăng lại bắt đầu với thể Adagio, phần giữa với Allegretto, phần cuối cùng cực kì nhanh:
Chương 3 :Presto agitato (cung Đô thăng thứ) : - Nồng nhiệt , mạnh mẽ như bão tố.
Ludwig van Beethoven viết bản sonate này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801 và sau khi ông chết vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bài hát với ánh trăng trên hồ Lucerne Suốt cuộc đời của Beethoven, bản sonate ánh trăng là 1 bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông, giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.
Bản sonata cho piano số 14 được biết đến rộng rãi qua cái tên Sonata Ánh Trăng. Cái tên này có là do nhà thơ Ludwig Rellstap diễn tả tiếng nhạc tựa như “ánh trăng toả trên mặt hồ”. Có lẽ bạn sẽ đồng ý với Rellstap nếu chỉ nghe chương đầu tiên của bản nhạc. Chương đầu tiên cũng là chương nhạc được phổ biến và chơi nhiều nhất với thính giả nghe nhạc.
Chỉ với 3 chương nhưng âm nhạc của sonata Ánh Trăng đã diễn tả được hết những chuyển biến mãnh liệt trong các cung bậc tình cảm của con người. Bản sonata này là một trong những bản sonata của Beethoven được nhiều người yêu thích nhất qua tất cả các thời đại, thế nên nó dường như cũng có cuộc sống riêng của mình và được thêu dệt bởi rất nhiều giai thoại... Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy. Bên cạnh việc sáng tác, để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên, Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng, điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng. Vào một tối sau buổi học, dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta, Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối. Không về nhà, ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định, lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa, và cũng chẳng biết mình đang đi đâu. Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp, hiền hòa (Vẻ đẹp của dòng sông Danube sau này tạo cảm hứng cho Johann Strauss sáng tác bản Valse nổi tiếng Sông Danube xanh - The blue Danube ) Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo. Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo, trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm. Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra, suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube... Người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy. Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ. Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi, những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy, không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả, không còn những bất công, đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu, lòng nhân ái, sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ, con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới. Bản nhạc đã kết thúc mà trên gương mặt của người thiếu nữ vốn thường ngày lúc nào cũng u uất một nỗi buồn khó tả thì giờ đây đang rạng rỡ lên bởi nụ cười hạnh phúc, hai cha con họ cũng đã biết người ngồi bên cạnh mình chính là Beethoven - một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại. Bản sonata Ánh Trăng bất hủ ra đời từ ấy, sau này Beethoven đã viết lời đề tặng bản sonata này cho Countess Giulietta Guicciardi để kỷ niệm mối tình đầu của mình.
Điều đặc biệt đáng ca ngợi là sự kiêu hãnh của Beethoven trong tư cách là một nghệ sĩ và một nhà tư tưởng. Vào một ngày, khi anh trai Johann của ông gửi một tấm thiếp với dòng chữ “chủ đất” sau tên mình, nhà soạn nhạc đã gửi lại tấm thiếp của mình, trên đó ghi dòng chữ “chủ sở hữu bộ não”. Một trường hợp khác, Beethoven có ý định bán chiếc nhẫn mà ông nhận được từ vua Phổ nhân những cống hiến của bản giao hưởng số 9. Nghệ sĩ violon Karl Holz, người bạn thân thiết đến cuối cuộc đời của Beethoven, đã cố gắng thuyết phục ông giữ lấy kỷ vật này và nhắc lại rằng người tặng là một vị vua, nhưng “Tôi cũng là một vị vua” - đó là câu trả lời của Beethoven. Có thể đoan chắc, Beethoven đã vượt xa thời đại của mình, để trở thành một nhà quý tộc của những thiên tài với niềm kiêu hãnh đặc biệt, hơn cả những vị quý tộc bẩm sinh. Vào thời của Beethoven, tại Áo cũng như tại Đức, giới quý tộc vẫn còn thống trị. “Nhân loại bắt đầu với ngài nam tước” là một câu châm ngôn xấc xược và xuẩn ngốc nhưng lại thịnh hành. Beethoven nghĩ gì về nó, ắt hẳn chúng ta đều biết qua những hàm ý trong hành động của ông. Beethoven luôn giữ mình ngang hàng với tất cả những nhà quý tộc danh giá nhất thành Viena bằng mọi cách, và từ chối mọi hành động khúm núm trước họ. Và trong trường hợp học sinh của ông là thành viên của các gia đình hoàng gia thì điều đó cũng không thuyết phục Beethoven đối xử tôn trọng với họ hơn những người khác. Nhà soạn nhạc đã từng cự tuyệt các nghi lễ cung đình ngay cả khi dạy nhạc trong lâu đài của hoàng tử Rudolph, cậu con trai út của hoàng đế Leopold II. Khi các cận thần quấy rầy Beethoven với những cố gắng của họ để bắt ông phải tuân theo những luật lệ của chốn cung đình, thì hoàng tử đã mỉm cười và nói với các cận thần hãy để cho Beethoven được xử sự theo cách riêng của mình. Nhà soạn nhạc Đức Ferdinand Ries, người từng được biết đến với tư cách là thư ký, người sao chép tài liệu cho Beethoven và đồng thời là người bạn keo sơn của ông, đã kể lại rằng: nhà soạn nhạc đã từng quở trách vài nhà quý tộc vô giáo dục. Đó là một buổi biểu diễn âm nhạc ở lâu đài của bá tước Browne. Beethoven chơi một số bản hành khúc piano bốn tay với Ries, khi ngài bá tước P. bắt đầu nói trò chuyện với một tiểu thư quý tộc trẻ trung xinh đẹp bên cánh cửa của phòng liền kề đó. Sau những nỗ lực lấy lại sự im lặng trở thành vô hiệu, Beethoven đột ngột đứng dậy và giận dữ kêu lên: “Tôi không thể chơi đàn cho những con lợn này nghe”. Tất cả mọi van nài để nhà soạn nhạc trở lại bên cây đàn sau đó đều thất bại. Một buổi tối, người bảo trợ của Beethoven, hoàng thân Karl Lichnowsky đề nghị ông chơi đàn cho một vài người bạn nghe nhưng Beethoven dứt khoát từ chối. Nổi giận đùng đùng khi Lichnowsky vẫn cứ chờ đợi dù ông không muốn. Beethoven đã chạy lao ra ngoài trời mưa, bản tổng phổ vẫn cầm trong tay. Ông đã kiêu hãnh nói: “Thưa hoàng thân, những gì ngài có là bởi sự ngẫu nhiên, còn tôi, những gì tôi có là bởi nỗ lực của riêng tôi. Trên thế gian này đã có hàng ngàn hoàng thân và sẽ tiếp tục có hàng ngàn hoàng thân nữa, nhưng chỉ có duy nhất một Beethoven!”. Mưa đã để lại những vệt dài trên bản viết tay bản sonate “Appassionata”…