Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind)-Margaret Mitchell,

Xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại GeorgiaAtlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Tóm tắt nội dung
Phần 1
Bộ phim bắt đầu trên trang trại trồng bông Tara ở vùng nông thôn Georgia năm 1861 - thời kì nước Mỹ đang xảy ra nội chiến, nơi mà Scarlett O'Hara (Vivien Leigh) đang tán tỉnh hai anh em nhà Tarleton, Brent và Stuart. Scarlett, Suelle và Careen là ba cô con gái của một người di cư gốc Ailen, Gerald O'Hara, và vợ ông, Ellen O'Hara, một hậu duệ của dòng dõi quý tộc Pháp. Hai anh em nhà Tarleton chia sẻ với Scarlett một bí mật, rằng Ashley Wilkes, người mà Scarlett thầm yêu, sẽ cưới em họ anh ta là Melanie Hamilton. Lễ đính hôn dự định sẽ được thông báo và ngày tiếp theo đó trong bữa tiệc ngoài trời tại nhà Ashley, trang trại Twelve Oaks gần đó.
Tại Twelve Oaks, Scarlett nhận ra cô đang được mến mộ bởi Rhett Butler (Clark Gable), một khách mời đẹp trai láu cá mà đã bị dòng họ ở Charleston của anh ta từ mặt. Rhett bị mọi người phản đối trong một cuộc thảo luận về chiến tranh, khi anh cho rằng miền Nam chẳng có cơ hội nào thắng những con số vượt trội và sức mạnh công nghiệp của miền Bắc. Scarlett lẻn đi khi mọi người đang ngủ trưa để được ở một mình với Ashley trong thư viện, và thú nhận tình yêu dành cho anh. Ashley thừa nhận anh thấy Scarlett hấp dẫn, và rằng anh cũng đã luôn thầm yêu cô, nhưng anh và Melanie ngọt ngào hợp nhau hơn. Cô buộc tội Ashley đã khiến cô hiểu nhầm và tát anh một cách giận dữ. Ashley im lặng bỏ đi còn Scarlett càng tức giận khi biết rằng Rhett đang chợp mắt trên ghế bành trong thư viện, và anh đã nghe lỏm toàn bộ câu chuyện. "Này ông, ông thật chẳng ra dáng một quý ngài!", và anh đáp lại lời của cô: "Còn cô, thưa cô, chẳng phải một quý bà!". Tuy nhiên Rhett hứa sẽ giữ kín bí mật tội lỗi của cô. Scarlett vội vã rời khỏi thư viện. Bữa tiệc bị gián đoạn bởi thông báo rằng chiến tranh đã nổ ra, do đó đám đàn ông phải vội đi tòng quân và đám phụ nữ thì bị tỉnh giấc trưa. Khi Scarlett nhìn Ashley hôn tạm biệt Melanie từ trên lầu, cậu em trai nhút nhát của Melanie, Charles Hamilton (Rand Brooks), người mà Scarlett đã vô tư đùa bỡn, hỏi cưới cô trước khi lên đường. Mặc dù không thực sự yêu Charles nhưng Scarlett vẫn đồng ý với mục đích tiếp cận gia đình Ashley và khiến anh ghen tuông. Charles và Scarlett cưới trước khi anh lên đường ra mặt trận.
Scalett sớm gúa bụa khi Charles chết vì bệnh viêm phổi và bệnh sởi trong quá trình phục vụ quân đội Liên minh miền Nam. Mẹ của Scarlett gửi cô đến nhà Hamilton ở Atlanta để khiến cô vui lên, mặc dù bà vú trực tính Mammy (Hattie McDaniel) bảo với Scarlett rằng bà biết cô tới đó chỉ hòng hi vọng Ashley quay lại. Scarlett và Melanie tham gia buổi bán hàng từ thiện ở Atlanta ; Scarlett, người đáng nhẽ phải chìm đắm trong tột cùng đau khổ thì bị xì xào căm ghét. Rhett, bây giờ là người hùng vượt phong tỏa của Liên minh, xuất hiện trong sự ngạc nhiên của mọi người. Scarlett thậm chí còn làm dân chúng Atlanta kinh ngạc hơn khi chấp nhận lời mời nhảy cùng của Rhett. Trong khi nhảy, Rhett tiết lộ ý định giành lấy cô, và Scarlett đáp rằng điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra khi mà cô còn đang sống. Cuộc chiến trở nên bất lợi cho Liên minh sau trận Gettysburg mà trong đó nhiều đàn ông ra đi từ thị trấn của Scarlett đã hi sinh. Scarlett một lần nữa không thành trong nỗ lực giành lấy trái tim Ashley khi anh về nghỉ lễ Giáng sinh, mặc dù họ đã hôn nhau say đắm trong phòng khách trước khi anh quay trở lại mặt trận. Trong bệnh viện, Scarlett và Melanie chăm sóc những chiến sĩ bị thương (Cliff Edwards).
Tám tháng sau, thành phố bị bao vây bởi quân đội Liên bang trong chiến dịch Atlanta, Melanie trở dạ sớm. Giữ lời hứa với Ashley rằng sẽ "chăm sóc Melanie", Scarlett và người hầu gái Prissy (Butterfly McQueen) phải tự đỡ đẻ mà không có bác sỹ. Scarlett cầu xin Rhett đưa cô trở về Tara ngay lập tức cùng với Melanie, Prissy và đứa bé. Anh xuất hiện trên xe ngựa để mang họ rời khỏi thành phố trên một hành trình nguy hiểm vượt qua những bến ga và kho hàng bốc cháy. Anh bỏ cô lại cùng với con ngựa sắp chết, Melanie đang hấp hối, đứa bé và Prissy khóc lóc sướt mướt, cùng một nụ hôn say đắm trên đường trở về Tara. Cô đáp lại sự sửng sốt của anh bằng một cái tát khi anh lên đường chiến đấu cho quân đội Liên minh. Trên hành trình trở về nhà, Scarlett thấy Twelve Oaks bị cháy, tàn phá và bỏ hoang. Cô thở phào nhìn thấy Tara vẫn còn nhưng tất cả đã bỏ đi ngoại trừ bố mẹ cô, những người chị em và hai người làm, Mammy và Pork (Oscar Polk). Scarlett biết tin mẹ cô vừa mất vì sốt thương hàn còn cha cô thì đang trở nên mất trí sau những đau khổ. Trước Tara không có ai coi sóc và bị cướp phá bởi đám lính Liên Bang, Scarlett thề cô sẽ làm bất cứ điều gì để cứu sống gia đình và bản thân: "Có chúa chứng giám, ta sẽ không bao giờ đói nữa".

Phần 2
Scarlett xếp đặt công việc thu hoạch bông cho người nhà và giúp việc. Cô còn giết cả một tên lính miền Bắc đào ngũ đã đột nhập và hăm doạ cô, và tìm được tiền vàng trong túi dết của hắn, đủ để chu cấp cho gia đình cô trong một thời gian ngắn. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của quân Liên minh. Ashley trở về sau khi bị bắt làm tù binh. Mammy ngăn Scarlett chạy đến bên anh trong ngày anh và Melanie đoàn tụ. Ashley chán nản thấy mình không giúp được gì nhiều cho Tara, và khi Scarlett cầu xin anh hãy chạy trốn cùng cô, anh thú nhận rằng anh khao khát cô rồi hôn cô say đắm, nhưng cũng nói rằng anh không thể rời bỏ Melanie. Gerad O’Hara chết vì ngã ngựa trong lúc cố rượt tên Yankee, đốc công cũ của Tara bây giờ muốn mua lại điền trang này, ra khỏi lãnh địa của ông. Chỉ còn lại Scarlett một mình gánh vác gia đình, và cô nhận thấy là không thể trả nổi những khoản thuế má ngày càng tăng cho Tara. Biết rằng Rhett vẫn còn ở Atlanta và tin rằng anh vẫn giàu có, cô yêu cầu Mammy may cho một chiếc váy từ tấm rèm cũ của mẹ cô vẫn treo trong phòng khách. Tuy nhiên, qua cuộc viếng thăm, Rhett bảo cô rằng tài khoản ngân hàng của anh đã bị phong toả, và rằng nỗ lực vay mượn của cô là vô ích.
Khi Scarlett từ biệt Rhett, cô chạm trán vị hôn phu của cô em gái, Frank Kennedy đã luống tuổi, người mà hiện tại đang sở hữu một cửa hàng tạp hoá và một nhà máy xẻ gỗ đều làm ăn phát đạt. Scarlett nói dối rằng Suellen mệt mỏi vì chờ đợi và đã cưới một gã đẹp trai khác. Sau khi trở thành bà Frank Kennedy, Scarlett cũng tiếp quản luôn công việc kinh doanh của chồng, và nàng dùng lợi nhuận kiếm được để mua một nhà máy cưa mà đã rất phát đạt trong quá trình tái thiết Atlanta, một phần là vì cô sẵn sàng giao thương với cả bọn Yankee đáng khinh cũng như thuê dùng những công nhân từng ngồi tù trong nhà máy của cô. Khi Ashley sắp nhận được một công việc trong nhà băng, Scarlett lại nhử tính yếu đuối của anh bằng cách khóc lóc rằng cần anh giúp một tay điều hành nhà máy cưa. Dưới sức ép từ Melanie, anh nhận lời. Một hôm, sau vụ Scarlett bị tấn công khi đánh xe một mình qua khu ổ chuột lân cận, Frank, Ashley và những người khác đã bất ngờ đột kích vào khu phố đó. Ashlet bị thương trong cuộc ẩu đả với đám lính Liên bang, còn Frank thì chết.
Sau đám tang của Frank, Rhett tới thăm Scarlett và cầu hôn nàng. Scarlett chấp nhận anh một phần vì tiền. Anh hôn nàng say đắm và nói rằng rồi một ngày anh sẽ giành được tình yêu của nàng bởi cả anh và nàng đều giống nhau. Sau tuần trăng mật ở New Orleans, Rhett hứa rằng sẽ lấy lại vẻ huy hoàng cũ cho Tara, trong khi Scarlett xây dựng biệt thự lớn nhất ở Atlanta. Hai người có với nhau một bé gái. Scarlett muốn đặt tên bé là Eugenie Victoria, nhưng Rhett lại đặt là Bonnie Blue Butler. Rhett làm mọi thứ để có được danh tiếng tốt đối với dân chúng Atlanta vì lợi ích của cô con gái bé bỏng. Scarlett, vẫn bám lấy Ashley và buồn phiền trước những dấu hiệu đi xuống của nhan sắc (vòng eo của nàng đã tăng từ 18,5 inch lên 20 inch), nói với Rhett rằng cô không muốn có thêm con nữa và rằng họ sẽ không ngủ chung giường kể từ nay. Trong cơn tức giân, anh đạp đổ cánh cửa ngăn đôi phòng ngủ của hai người, cho cô biết rằng cô không thể xua đuổi anh một khi anh đã muốn gần cô.
Một hôm trong lúc đi thăm nhà máy, Scarlett và Ashley cùng ôn lại những kỉ niệm xưa cũ, và khi cô ôm lấy anh để an ủi thì đã bị phát hiện bởi hai kẻ hay buôn chuyện, trong đó có chị gái India của Ashley, người vốn ghét Scarlett. Họ hăm hở rêu rao tin đồn khắp nơi và danh tiếng của Scarlett lại một lần nữa bị huỷ hoại. Tối hôm đó, Rhett, đã biết chuyện, buộc Scarlett phải ra khỏi giường và đến dự bữa tiệc sinh nhật của Ashley. Không tin bất cứ lời nói xấu nào về chị dâu mình, Melanie đã đứng về phía Scarlett để cho mọi người thấy rằng cô tin những tin đồn kia là sai sự thật.
Tối muộn hôm đó, sau khi về đến nhà, trong khi định lén lấy cho mình một ly rượu thì Scarlett phát hiện ra Rhett đang ngồi uống ở tầng dưới. Mù quáng vì ghen tuông, anh bảo Scarlett rằng anh có thể giết cô nếu điều đó có thể khiến cô quên được Ashley. Bế xốc cô lên tầng, anh nói: "Đêm nay em sẽ không đẩy tôi ra". Cô tỉnh dậy vào sáng hôm sau với vẻ hạnh phúc tội lỗi, nhưng Rhett trở lại để xin lỗi cô và đề nghị li hôn. Scarlett không đồng ý, nói rằng đó là một sự ô nhục. Rhett quyết định mang theo Bonnie trong chuyến đi dài ngày đến Luân Đôn. Tuy nhiên sau đấy anh nhận ra rằng một đứa bé như Bonnie vẫn luôn cần có mẹ vì một đêm, Bonnie gặp ác mộng và bé đã khóc gọi mẹ trong mơ. Rhett trở về cùng với Bonnie và Scarlett vui sướng được gặp lại anh, nhưng anh cự tuyệt nỗ lực hoà giải của cô. Anh để ý thấy sự khác biệt ở cô. Cô cho anh biết cô đang mang bầu nữa. Rhett hỏi ai là cha đứa bé và Scarlett nói với anh rằng anh biết rõ đấy là ai và thậm chí cô còn chẳng muốn đứa bé. Bị tổn thương, Rhett bảo cô "Vui lên đi. Biết đâu cô sẽ gặp tai nạn." Điên tiết, Scarlett nhảy bổ vào Rhett nhưng bị trượt chân ngã xuống cầu thang và sẩy thai. Rhett, phát điên lên vì cảm giác tội lỗi, khóc và kể với Melanie về cơn ghen của anh nhưng vẫn không để lộ sự thật về tình cảm của Scarlett dành cho Ashley.
Khi Scarlett đang hồi phục thì Bonnie bé bỏng, cũng bốc đồng như ông ngoại, chết trong một cú ngã trong lúc nhảy qua hàng rào với chú ngựa con. Scarlett đổ lỗi cho Rhett còn Rhett thì đổ lỗi cho chính mình. Melanie tới thăm để an ủi họ, và thuyết phục Rhett hãy để Bonnie được yên nghỉ nhưng sau đó thì cô đổ gục khi mang cái thai thứ hai mà bác sỹ đã cảnh báo có thể khiến cô mất mạng. Lúc hấp hối, cô nhờ Scarlett chăm sóc Ashley dùm cô như nàng đã từng chăm sóc cô dùm Ashley. Melanie cũng bảo Scarlett hãy đối tốt với Rhett vì anh rất yêu cô và trút hơi thở cuối cùng. Bên ngoài, Ashley khuỵu xuống trong nước mắt, vô vọng khi không còn vợ nữa. Chỉ đến lúc đấy Scarlett mới nhận ra cô không hề có một ý nghĩa gì trong anh, rằng cô đã yêu một điều gì đó chưa từng tồn tại. Cô chạy về nhà chỉ để biết rằng Rhett đang đóng gói hành lí rời bỏ cô. Cô cầu xin anh đừng đi, nói với anh rằng cô đã luôn yêu anh, rằng cô chưa từng thật sự yêu Ashley. Nhưng, anh cự tuyệt, nói rằng cái chết của Bonnie đã đi cùng với mọi cơ hội hàn gắn giữa hai người. Và khi cô nhắc lại rằng cô yêu anh, anh khẳng định: "Đấy là điều không may của em".
Khi Rhett bước ra khỏi cửa, dự định sẽ quay về quê hương Charleston của anh, Scarlett van nài, "Rhett, nếu anh đi, em sẽ về đâu? Em sẽ làm gì? Anh đã trả lời một câu nổi tiếng, "Nói thẳng là, em yêu, tôi đếch quan tâm!" và lẩn vào màn sương. Cô ngồi trên bậc thang và khóc trong tuyệt vọng, "Vậy thì có sao chứ?". Và rồi cô nhớ lại giọng nói của Gerald, Ashley, Rhett, tất cả họ đều gợi nhắc cô rằng sức mạnh của cô đến từ chính Tara. Hi vọng bừng sáng trên gương mặt Scarlett: "Tara! Nhà. Mình sẽ về nhà, và mình sẽ nghĩ cách mang Rhett trở về! Rốt cuộc thì, ngày mai là một ngày khác!". Trong cảnh cuối, Scarlett đứng dậy, kiên quyết, trước khi đến Tara.

Alfred Nobel

Tập tin:AlfredNobel adjusted.jpgNobel sinh ngay 21 tháng 10 năm 1833 mat 10 tháng 12 năm 1896 là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.
Từ bé, Nobel rất hay bị ốm, nên sức khoẻ của cậu bé không được tốt lắm. Sau vài năm, bố của Nobel rời đến Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) để chế tạo thuỷ lôi, địa lôivũ khí cho quân đội Nga bành trướng ra bên ngoài. Sau 5 năm xa cách, cuối cùng, năm 1842, cả nhà Nobel chuyển đến Leningrad, nơi bố đang làm việc.
Nobel đặc biệt thích học văn học, nhưng bố cậu lại muốn Nobel học khoa học (vì Nobel có năng khiếu về khoa học kỹ thuật). Nobel cũng đành phải nghe lời bố.Từ đó, Nobel bắt đầu nghiên cứu cùng bố và các anh về thuốc súng và thuỷ, địa lôi.
Năm 1853, cuộc chiến Krim nổ ra, nước Nga đối đầu với liên quân ba nước Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kì. Nhà máy Nobel càng bận rộn hơn. Tuy nhiên, sau khi Nga bại trận, nhà máy Nobel bị phá sản vì nguồn nợ quá lớn. Cả gia đình phải trở về Thuỵ Điển.

Tai nạn đầu tiên

Sau khi về Thuỵ Điển, Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, nó phân giải ở 50-60 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và, mọi người đã chứng kiến một cách kinh ngạc. Nobel thành lập một công ty, và công ty của anh cũng làm ăn phát đạt hơn trước, không những thế, nhiều lúc nhà máy còn phải sản xuất cấp tốc để giao hàng cho kịp. Em út của Nobel, Emil Nobel cũng cùng anh và bố nghiên cứu Nitroglycerin, và Emil được quyền tự do trong nhà máy.
Nhưng do Alfred Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân thiệt mạng, trong đó có cả Emil, em Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ.
Ít người biết rằng Alfred Nobel cũng là một nhà soạn kịch, Nemesis, một bi kịch bốn hồi về Beatrice Cenci, một phần lấy cảm hứng từ vở kịch thơ năm hồi của Percy Bysshe Shelley The Cenci, đã được in khi ông hấp hối, và toàn bộ số sách đó, trừ ba bản lưu bị đốt ngay sau khi ông chết, vì bị coi là một vụ scandal và báng bổ. Cuốn xuất bản lần đầu tiên còn lại (song ngữ tiếng Thuỵ Điển - Quốc tế ngữ) được xuất bản tại Thuỵ Điển năm 2003. Vở kịch (tháng 5 năm 2003) vẫn chưa được dịch ra bất cứ một thứ tiếng nào ngoài Quốc tế ngữ.
Thi hài Alfred Nobel được chôn cất tại Norra begravningsplatsen ở Stockholm.

Thuốc nổ dynamite

Nobel bắt đầu nghiên cứu thuốc nổ từ năm 17 tuổi. Nobel thấy rằng khi nitroglycerin kết hợp với một chất hấp thu trơ như kieselguhr (đất có nhiều tảo cát hay còn gọi là đất mùn) nó trở nên an toàn và dễ sử dụng hơn, và ông được trao bằng sáng chế hỗn hợp đó năm 1867 với cái tên dynamite. Nobel đã quảng cáo thử nghiệm chất nổ của mình lần đầu tiên trong năm đó tại một mỏ khai thác đá tại Redhill, Surrey, Anh Quốc.
Tiếp theo ông kết hợp nitroglycerin với một chất nổ mạnh khác, bông thuốc súng, và có được một chất trong như thạch với sức công phá mạnh hơn cả dynamite. Gelignite, hay Blasting gelatin như tên nó được gọi, được cấp bằng sáng chế năm 1876, và tiếp theo đó là hàng loạt các hỗn hợp tương tự khác, thêm kali nitrate, bột gỗ và nhiều chất khác.
Vài năm sau, Nobel tạo ra ballistite, một trong những loại thuốc súng nitroglycerin, có chứa phần bông thuốc súng và phần nitroglycerin tương đương nhau. Thuốc súng này là tiền thân của cordite, và Nobel tuyên bố rằng bằng sáng chế của ông về loại thuốc súng này hùng hồn minh chứng cho sự tranh cãi giữa ông và Anh Quốc. Đỉnh điểm của việc chế tạo loại thuốc nổ này là thuốc nổ mạnh và không có khói. Từ việc chế tạo dynamite và các loại thuốc nổ khác cũng như công việc khai thác các giếng dầu ở Baku của ông và các anh em trai Ludvig và Robert Hjalmar (1829-1896) ông có được một gia sản to lớn.

Các giải thưởng

Công bố sai lầm năm 1888 vụ cáo phó sớm về cái chết của Nobel trên một tờ báo Pháp, cho rằng phát minh ra dynamite của ông, được cho là điều khiến ông quyết định để lại một di sản tốt hơn cho thế giới sau khi chết. Bản cáo phó viết Le marchand de la mort est mort (Nhà buôn cái chết đã chết) và tiếp tục viết, "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua."
Ngày 27 tháng 11 năm 1895 tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển – Na Uy ở Paris, Nobel đã ký chúc thư cuối cùng của mình và để phần lớn số tài sản thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch. Ông chết sau một cơn đột quỵ ngày 10 tháng 12, 1896 tại Sanremo, Ý. Số lượng tiền mặt dành cho Quỹ Giải Nobel là 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD).
Ba giải Nobel đầu tiên dành cho những gương mặt nổi bật trong khoa học vật lý, trong hoá học và trong Giải Nobel Sinh lý học hay Y học; giải thứ tư là giải đáng chú ý nhất các tác phẩm văn học "theo một định hướng tư tưởng" và giải thứ năm được trao cho cá nhân hay tổ chức có được thành tích tốt nhất phục vụ lý tưởng cho tình thân thiện quốc tế, ngăn chặn hay giảm bớt các đội quân thường trực, hay thành lập hay xúc tiến sự tiến triển của hoà bình.
Định nghĩa giải văn học, "theo một định hướng tư tưởng" (tiếng Thuỵ Điển: i idealisk riktning), khá khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển diễn giải "ideal – tư tưởng" mang nghĩa "duy tâm hay lý tưởng" (trong tiếng Thuỵ Điển idealistisk), và coi đó là lý do để từ chối trao giải cho những tác giả quan trọng nhưng kém phần lãng mạn, như Henrik Ibsen, August StrindbergLev Nikolayevich Tolstoy. Cách hiểu này đã được thay đổi và ví dụ, giải thưởng đã được trao cho Dario FoJosé Saramago, những người hoàn toàn không thuộc trường phái văn học duy tâm (hay lý tưởng).
Khi đọc cuốn Nemesis trong nguyên bản tiếng Thuỵ Điển và khi nhìn vào triết thuyết cũng như quan điểm văn học của ông, dường như ông có ý chống lại điều từng tin tưởng lúc đẩu - rằng giải thưởng phải được trao cho các tác giả đã chiến đấu cho lý tưởng của mình "chống lại" những quyền lực như Chúa, Nhà thờ và Quốc gia.
Các cơ quan được ông chỉ định trao giải thưởng vật lý và hoá học cũng có khá nhiều cách diễn giải ý kiến của ông, bởi vì ông không tham vấn ý kiến của họ trước khi quyết định uỷ thác trách nhiệm. Trong một bản chúc thư dài một trang ông đặt điều kiện rằng số tiền không được trao cho những khám phá hay phát minh trong khoa học vật lý và những khám phá hay những cải tiến trong hoá học. Ông đã mở một cảnh cửa cho những giải thưởng kỹ thuật, nhưng ông không để lại những hướng dẫn về iệc làm cách nào phân biệt giữa khoa học và kỹ thuật. Bởi vì các cơ quan có quyền quyết định trao giải trong những lĩnh vực đó quan tâm nhiều tới khoa học hơn kỹ thuật nên không ngạc nhiên các giải thưởng đều được trao cho những nhà khoa học chứ không phải các kỹ sư, kỹ thuật viên hay những nhà phát minh khác. Theo một nghĩa các giải thưởng được công bố gần đây của World Technology Network là một sự tiếp nối không trực tiếp (bởi vì không phải do quỹ Nobel tạo ra) những ước vọng của Nobel, bởi vì ông đã không ghi điều đó vào trong di chúc của mình.
Năm 2001, cháu trai của ông, Peter, đã yêu cầu Ngân hàng Thuỵ điển phân biệt giải thưởng dành cho các nhà kinh tế học của họ được trao "để tưởng nhớ Alfred Nobel" với năm giải thưởng kia. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu giải thưởng trao trong lĩnh vực kinh tế hiện nay có phải là "Giải Nobel" hay không (xem Giải thưởng Khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel).

Những lời đồn đại về giải Nobel

Không có giải Nobel cho toán học. Lời đồn đại cho rằng Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - được cho là người tình, vợ hay vợ chưa cưới – đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng, thường được cho là Gösta Mittag-Leffler. Không hề có bằng chứng lịch sử ủng hộ lời đồn này và Nobel không bao giờ kết hôn.

Thomas Alva Edison

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minhthương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức.
Ra đời và những năm thơ ấu
Thomas Edison sinh tại Milan, Ohio, con của Samuel Ogden Edison, Jr. và Nancy Matthews Elliott (1810–1871). Thomas là đứa con thứ bảy trong gia đình. Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Edison đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và giáo viên của ông là Reverend Engle đã nghe lỏm và gọi ông là "rối trí". Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Vì những trò nghịch ngơm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi chưa kết thúc tiểu học. Vì vậy sau này, trong một lần tiếp kiến tổng thống Mỹ Rutherford B. Hayes tại Nhà Trắng, Edison đã làm mọi người kinh ngạc khi trả lời câu hỏi của tổng thống về việc mình tốt nghiệp kĩ sưMỹ hay tại Châu Âu, ông đưa ra tờ giấy gấp tư trong đó có dòng nhận xét của thầy hiệu trưởng: "... trò T. Edison, con trai ông, là một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nên trò trống gì... ". Điều này đã kết thúc ba tháng đi học tại trường của ông. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích và dạy ông đọc và làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng." Ông học được rất nhiều khi đọc cuốn Trường phái triết lý tự nhiên của R.G. Parker.
Cuộc sống của Edison ở Port Huron vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Ông bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit. Hơi điếc từ thời thanh niên, ông đã trở thành một điện tín viên sau khi ông cứu Jimmie Mackenzie khỏi lao vào tàu hoả. Cha của Jimmie là nhân viên nhà ga J.U. Mackenzie ở Mount Clemens, Michigan, rất vui mừng bảo trợ cho Edison và dạy ông trở thành điện tín viên. Vì bị điếc nên Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe nhân viên điện báo bên cạnh. Một trong những cố vấn của ông những năm đầu tiên này là một điện tín viên già và là một nhà phát minh tên là Franklin Leonard Pope, ông đã cho phép chàng trai trẻ sống và làm việc trong tầng hầm ở nhà ông tại nhà Elizabeth, New Jersey.
Một số trong những phát minh đầu tiên của ông liên quan tới điện tín gồm cả máy đếm phiếu. Edison đã xin cấp bằng phát minh đầu tiên, máy đếm phiếu điện tử, ngày 28 tháng 10, 1868.

 Các cuộc hôn nhân và cuộc sống sau đó

Năm 1871, ở tuổi 24, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định và nhu cầu có một mái ấm gia đình chợt đến trong đầu. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty, một hôm, ông đến gặp nàng và nói: "Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?". Cô gái sửng sốt, không tin ở tai mình - "Ý cô thế nào?cô nhận lời tôi nhé? tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút" - Edison nhắc lại lời cầu hôn cấp tốc của mình. "Năm phút cơ à? thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" - đỏ mặt lí nhí, Mary đáp. Ngày 25 tháng 12, 1871, ông cưới Mary, và họ có ba người con, Marion Estelle Edison, Thomas Alva Edison, Jr., và William Leslie Edison. Mary vợ ông mất năm 1884. Ngày 24 tháng 2 1886, ở tuổi ba chín, ông lấy Mina Miller một cô gái mười chín tuổi. Họ có thêm ba người con nữa: Madeleine Edison, Charles Edison (người tiếp quản công ty sau khi cha qua đời, và sau này trở thành Bộ trưởng Hải quân, được bầu làm Thống đốc bang New Jersey), và Theodore Edison.
Thomas Edison mất ở New Jersey ở tuổi 84. Sáng Chủ Nhật ngày 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần chỉ 3 ngày trước lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng điện đầu tiên. Những từ cuối cùng của ông nói với vợ là: "Ở ngoài kia đẹp quá".
Nước Mỹ tưởng nhớ ông bằng cách tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân, “người bạn của nhân loại” đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá, một “mặt trời thứ hai”.

Nhà phát minh

Thomas Edison cùng chiếc máy hát quay đĩa

Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lí thuyết suông, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo tải hai có khả năng cùng một lúc phát đi hai tin. Ít lâu sau, ông cải tiến thành máy tải ba, tải tư rồi đa tải.
Một thời gian sau, chán nản với công việc của một điện báo viên, Edison đến New York, trung tâm tài chính bậc nhất lúc bấy giờ, với hy vọng sẽ kiếm thêm chi phí cho các cuộc thí nghiệm của mình. Tại đây, ông đã hợp tác với vài người bạn thành lập một công ty nhỏ chuyên về điệnđiện báo. Phát minh thứ hai của ông là cải tiến chiếc máy điện báo đa tải thành Hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Chiếc máy đầu tiên đã đem về cho ông một số tiền lớn. Toàn bộ số tiến kiếm được lúc này, ông trút hết vào các thí nghiệm của mình về sau.
Phát minh đầu tiên mang lại nổi tiếng cho Edison là máy quay đĩa năm 1877. Công chúng không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật. Edison bắt đầu được gọi là "Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey", nơi ông sống. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Trong thập kỷ 1880, một model được thiết kế lại sử dụng các trụ bìa giấy các tông tráng sáp ong được chế tạo bởi Alexander Graham Bell, Chichester Bell, và Charles Tainter. Đây là một lý do khiến Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc "Máy hát hoàn thiện" của riêng ông.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Guy de Maupassant & Một cuộc đời


Guy de Maupassant
Guy de Maupassant sinh tại vùng Normandie ở miền bắc nước Pháp ngày 5 tháng 8 năm 1850 trong một gia đình giàu có.
Cha mẹ Maupassant ly thân năm ông lên mười một tuổi, và bà mẹ đã một mình nuôi dạy con. Từ ảnh hưởng ấy, bà đã trở thành nhân vật nữ trong rất nhiều câu chuyện của ông. Maupassant được gửi đến trường nội trú ở Yvetot vì bản tính bất trị, hay nổi loạn. Ông từng học ở trường lycée tại Rouen và được bằng Cử nhân Văn chương. Sau khi tốt nghiệp, Maupassant gia nhập quân đội và tham gia Chiến tranh Pháp–Phổ (18701871).
Năm 1871, ông đến Paris làm một viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân. Từ năm 1878 trở đi ông làm một viên chức Bộ Giáo dục. Cuộc đời làm viên chức nhỏ kéo dài khá lâu, đã để lại nhiều dấu ấn trong tư tưởng và sự nghiệp của ông, góp phần quan trọng vào việc hình thành "hình tượng con người bé nhỏ" - một kiểu nhân vật văn học quan trọng sẽ ra đời vào cuối thế kỷ 19 và thịnh hành suốt nửa đầu thế kỷ 20.
Với những khó khăn dồn dập, Maupassant ngày càng trở nên bi quan đến nỗi bị chứng nhức đầu kinh niên không dứt, chỉ có thể làm dịu cơn đau bằng cách hít ether. Việc lạm dụng ether đã gây cho ông nhiều ảo giác và cuối cùng Maupassant bị sụp đổ tinh thần hoàn toàn. Rồi ông trở nên giàu có, và chi tiêu bừa bãi vào thú ăn chơi. Nhưng sau thời gian này, ông trở nên tuyệt vọng, vào năm 1892 tự tử nhưng được cứu sống.
Sau đó Maupassant bị giam trong dưỡng trí viện tư nhân Doctor Blanche tại Passy, Paris.
Maupassant mất ngày 6 tháng 7 năm 1893, chỉ vừa 42 tuổi, trong thời kỳ thứ ba của bệnh giang mai, căn bệnh đã kết liễu cuộc đời của nhà văn. Ông được chôn cất ở Nghĩa trang Montparnasse.

Một cuộc đời
Đây là 1 tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Maupassant, được ông viết từ cuối năm 1870, và được xuất bản năm 1883. Truyện được coi là sự tiếp nối 1 cách xuất sắc chủ nghĩa hiện thực phê phán của Pháp sau những Balzac, Xtanhđan,Flôbe...
I.
Jan chuẩn bị xong hành lý : nàng bước lại gần cửa sổ nhưng mưa vẫn rơi.
Mưa rào đập vang vang suốt đêm vào ô cửa kính, vào mái nhà. Bầu trời thấp và đẫm nước dường như vỡ ra trút hết xuống đất. hoà tan đất thành một thứ hồ nhão , làm đất chảy ra chẳng khác gì đường bị hun nóng. Từng cơn gió mạnh ào ào lướt qua , đầy khí nóng hầm hập. Phố xá vắng tanh chìm ngập trong tiếng ầm ầm của các dòng nước tuôn tràn. Nhà cửa, giống một chiếc khăn bông xốp , uống no nê hơi ẩm, thấm vào đến tận bển trong và làm cho các vách tường , từ hầm sâu tới kho thóc trên cao, đều đẫm mồ hôi.
Jan ra khỏi trường dòng ngày hôm qua:Thế là nàg được tự do mãi mãi. Nàng sẵn sàng ghi lấy mọi hạnh phúc của cuộc đời hằng mơ ước bấy lâu. Nàng sợ cha mình do dự không chịu ra đi nếu trời chưa hửng nên từ sáng tới giờ, nàng đã hàng trăm lần nhìn ra phía chân trời xem đã tạnh chưa.
Chợt nhớ ra là mình quên không xếp cuốn lịch vào trong túi hành lý, nàng gỡ từ trên tường xuống miếng bìa cứng nhỏ được chia ra từng tháng, ở giữa một hình vẽ, có đề rõ hàng chữ số vàng niên hiệu năm đó-1819. Nàng lấy bút chì gạch đi 4 cột đầu, xoá đi từng tên thánh cho đến ngày 2 tháng 5, ngày nàng ra khỏi trường dòng.
Phía ngoài cánh cửa có tiếng gọi Janet,Jan đáp " vào đi bố".Và bố Jan bước vào.
Nam tước Ximông-jắc Lơ Pectuyx đề Vô là 1 nhà quý tộc của thế kỉ trước , 1 người say mê cái gì thì say mê cuồn nhiệt. Là kẻ tôn sùng Rút xô, ông yêu thiên nhiên ,đồng ruộng, mảnh rừng và súc vật với tấm lòng tha thiết. Theo bản năng của một người sinh ra từ cành vàng lá ngọc, ông chẳng ưa gì năm 93 nhưng vốn mang bẩm tính của một nhà triết học, lại được giáo dục theo tinh thần một người yêu chuộng tự do, ông căm ghét bệnh chuyên quyền bạo ngược, căm ghét theo kiểu vô thưởng vô phạt và có tính khoa trương.
Sức mạnh to lớn và điểm yếu to lớn của ông chính là lòng tốt, một lòng tốt của người không có đủ tay mà để vuốt ve, trao tặng và ôm hôn, một lòng tốt tản mác và không bền bỉ của kẻ sáng tạo giống như một phần động lực của ý chí bị tê liệt, nghị lực bị thiếu sót, đến mức gần như là một thói xấu.
Là một nhà lý luận, ông nghiền ngẫm cả một kế hoạch giáo dục con gái mình. Ông muốn nàng sẽ được hạnh phúc, sẽ thành một người có lòng tốt, ngay thẳng và dịu hiền.
Nàng sống ở gia đình đến năm mười hai tuổi thì được bố đưa vào trường dòng Thánh Tâm, mặc dù bà mẹ khóc lóc chẳng chịu.
Bố nàng nghiêm ngặt nhốt nàng trong đó như một nhà tu kín:Nàng sống mà chẳng hề biết đến việc đời và đời cũng chẳng hề biết đến nàng. Ông muốn rằng khi trở lại gia đình, ở tuổi mười bảy,con gái ông sẽ trong sạch ,và ông sẽ tự rèn luyện con qua một khung cảnh thơ mộng vừa phải.Trên đồng ruộng giữa cảnh đất đai được chăm bón màu mỡ, ông sẽ mở cửa cho tâm hồn nàng, làm cho nàng hết khờ dại trước cảnh yêu đương chất phác,âu yếm đơn sơ của loài vật, trước những quy luật trong trẻo của cuộc sống.

Bây giờ nàng đã ra khỏi trường dòng, người rạng rỡ,đầy nhựa sống và khát khao hạnh phúc. Nàng sẵn sàng đón nhận mọi niềm vui, mọi ngẫu nhiên kì thú mà trí nàng đã từng lướt qua trong những ngày nhàn rỗi , những đêm dài cô đơn hy vọng.
Trông nàng giống như một người đẹp trongtranh của Vêrônefơ với mái tóc vàng óng ả. Nhưng so với nước da nàng, một cô gái con nhà quyền quí, mái tóc kia có vẻ còn phải nhường bước. Nước da ấy phơn phớt hồng, phủ nhẹ chút lông tơ như một lớp nhung mờ nhạt chỉ hiện ra chút ít khi có ánh nắng vuốt ve. Mắt nàng xanh một màu xanh nhạt, như mắt những pho tượng sứ Hà Lan.
Nàng có một nốt ruồi nhỏ trên cánh mũi trái và một nốt khác phía cằm phải, ở đó, màu vài sợi lông tơ quá giống sắc da đến nỗi người ta khó nhận ra. Người nàng cao, ngực nở , lưng ong,. Tiếng nói nàng rành rọt, đôi khi dường như quá thanh , giọng cười trung thực của nàng toả khắp niềm vui. Với 1 dáng điệu quen thuộc, nàng thường hay đưa 2 bàn tay lên thái dương tựa hồ làm mái tóc mình thêm bóng.
Nàng chạy đến ôm hôn bố và nói:Thế nào ta đi chứ bố?
Bố nàng cười, rung rung mái tóc khá dài đã bạc, và giơ tay chỉ ra phía cửa sổ.
-Thời tiết thế này đi làm sao được hở con?
Nhưng nàng vẫn nũng nịu và âu yếm nài ông "Ồ ta đi thôi! Con van bố đấy! Xế trưa, trời sẽ đẹp thôi mà!"
-Nhưng mẹ của con chẳng đời nào chịu đồng ý đâu.
-Có chứ ạ, con xin hứa với bố như vậy.
-Nếu con thuyết phục được mẹ, bố cũng rất muốn đi ngay.
Thế là nàng chạy vù đến phòng bà nam tước. Nàng đã ngày càng nôn nóng chời đợi ngày ra đi này.
Từ khi vào trường dòng Thánh Tâm, nàng chưa bao giờ rời khỏi thành phố Ruăng. Bố nàng không cho phép bất cứ cuộc đi chơi xa nào trước khi nàng đến tuổi ông đã định. Chỉ có 2lần, nàng được đưa về thăm Pari, trong mười lăm ngày, nhưng đấy cũng vẫn là 1 thành phố. Nàng chỉ mơ ước tới nông thôn thôi.
Bây giờ nàng sắp đi nghỉ hè ở trang trại Bạch Dương, một lâu đài cổ kiểu gia đình xây dựng trên một dải đất kề những vách đá dựng đứng ven biển gần làng Ypo, và nàng tự hẹn với mình sẽ tạo ra một niềm vui vô tận trong cuộc sống tự do bên bờ sóng nước ấy. Đã có sự thoả thuận là toà nhà ấy sẽ thuộc về nàng: nàng sẽ ở luôn tậi đó khi lấy chồng.
Cơn mưa từ chiều hôm trước vẫn không ngớt này là điều phiền muộn lớn đầu tiên trong cuộc đời nàng.
Ba phút sau, nàng vừa chạy đến phòng mẹ , ra kêu om nhà: Bố ơi bố, mẹ đồng ý rôi! Bố cho thắng ngựa vào xe đi!
Nhưng cơn mưa tầm tã vẫn chẳng ngớt đi chút nào, thậm chí có thể nói nó còn dữ tợn lên gấp đôi- khi chiếc xe ngựa tiến đến trước cửa.
Lúc Jan sắp bước lên xe, bà nam tước mới xuống cầu thang, bên này bà dựa vào chồng, bên kia bà dựa vào cô hầu to, khoẻ,nhanh nhẹn như 1 chàng trai. Đó là 1 cô gái xứ Noocmăngđi,vùng Cô, trông người ít nhất cũng phải 20, thực ra chưa tới 18.Cô được đối xử như 1 cô con gái thứ hai trong nhà phần nào vì cô là con gái của bà vú nuôi Jan. Tên cô là Rôzali. Vả lại, công việc chủ yếu cỉa cô chỉ là gíup đỡ bà chủ nhà đi lại. Đã mấy năm nay, bà béo phị do chứng bệnh phù tim khiến bà luôn miệng kêu than.
Miệng thở hổn hển bà nam tước đã bước ra tới bậc tam cấp trước cửa toà nhà cũ kĩ. Nhìn ra cái sân đang cuồn cuộn nước mưa, bà thì thầm "thật chẳng biết điều chút nào cả".
Chồng bà tươi cười " Bà Adêlait, thì chính bà đã muốn như vậy"
Vì vợ ông mang cái tên bóng bảy Adêlait nên bao giờ ông cũng thêm tiếng bà vào đó với một vẻ kinhtrọng pha chút châm biếm.
Bà bước xuống và nặng nhọc leo lên xe, làm tất cả các lò xo của chiếc xe võng xuống. Ông nam tước ngồi cạnh bà, Jan và Rôzali ngồi trên chiếc ghế quay mặt về sau.
Cô đầu bếp Luyđivin mang áo khoác và 2 cái giỏ đến, áo khoác đặt trên đầu gối mỗi người, giỏ đặt dưới chân. Sau đó Luyđivin leo lên chiếc ghế , ngồi cạnh lão Ximông và choàng mình kín mít bằng một tấm chăn. Vợ chồng ông gác cổng đến chào và đóng cổng lại, Chủ nhà dặn dò thêm ít lời về các hành lý sẽ được trở đi sau trên một chiếc xe bò, rồi xe khởi hành.
Đầu cúi thấp, lưng còng xuống dưới làn nưa, lão đánh xe Ximông như biến mất đi trong chiếc áo tơi rộng có ba tầng cổ áo. Cơn mưa to vẫn rền rĩ đập vào cửa kính nước mưa tràn ngập cả đường đi.
Hai con ngựa phi nước kiệu đưa chiếc xe đi thẳng xuống phía dưới bến tàu, chạy dọc theo dãy tàu thuỷ lớn với những cột và trục buồm, những dây buộc, tất cả đứng ủ rũ dưới bầu trời đẫm nước như những cây cối bị trụi hết cành lá, rồi chiếc xe chạy vào dãy phố dài Núi Ribudê.
Chẳng mấy chốc chiếc xe đã chạy tới cánh đồng cỏ. Thỉnh thoảng qua màn mưa mù mịt, lại trang nghiêm nổi lên một cây dương liễu ngập nước, cành lá rũ rượi như một xác chết. Móng ngựa bì bóm trong nước, bốn bánh xe văng bùn tung toé.
Mọi người im lặng. Hình như ngay cả tâm trí con người cũng ướt mèn như đất. Bà mẹ ngửa người, tựa đầu và nhắm mắt. Ông nam tước rầu rĩ ngắm nhìn cảnh nông thôn đơn điệu và đẫm nước. Gói hành lí nhỏ để trên đầu gối, Rôzali mơ màng, cái kiểu mơ màng không suy nghĩ của những người dân thường. Nhưng Jan dưới làn nước chảy ấm áp, lại cảm thấy mình như đang sống lại, chẳng khác một cây cảnh vốn trồng trong nhà nay được đem ra ngoài trời. Niềm vui dày dặn, như một tấm lá bảo vệ trái tim nàng, không để cho nó phải buồn bã. Mặc dù không nói năng gì, nàng rất muốn được cất tiếng hát lên và chìa tay ra ngoài hứng lấy nước uống. Nàng vui sướng vì được ngựa kéo đi vùn vụt, đưọc ngắm nhìn cảnh vật ủ ê và thấy mình không bị ướt át giữa cảnh lụt lội.
Và, dưới cơn mưa dai dẳng, từ mông hai con ngựa, một làn hơi như hơi nước sôi, đang nghi ngút bốc lên.
Dần dần bà nam tước ngủ thiếp đi. Khuôn mặt bà, vây quanh bởi sáu vòng tóc quấn lòng thòng, cũng dần dần sệ xuống. Ba ngấn cổ tô đỡ lấy khuông mặt đó, những nếp da uốn lượn cuối cùng biến dần vào bộ ngực mênh mông như biển cả. Đầu bà nhô lên tụt xuống theo nhịp thở, mà phị ra, qua cặp môi hé mở lọt ra một tiếng ngáy khò khò. Chồng bà cúi xuống, nhè nhẹ đặt vào đôi bàn tay đang bắt chéo trên bụng bà một chiếc ví da nhỏ. Tiếng động làm bà tỉnh giấc. Bà giường con mắt còn ngái ngủ , lờ đờ nhìn cái ví. Nó rơi xuống và bật mở. Vàng và giấty bạc vãi ra khắp sàn xe. Bà tỉnh ngủ hẳn. Thế là niềm vui của cô con gái bà đã thảnh 1 trận cười giòn như pháo nổ.
Ông nam tước nhặt tiền rồi đặt lên trên đầu gối bà và nói "Mình ạ, đây là tất cả những gì còn lại về trang trại Elơtô của tôi. Tôi đã bán nó đi để có tiền tu sửa trang trại Bạch Dương. Vì từ này, chúng ta sẽ đến ở đó luôn."
Bà đếm được 6400 frăng rồi lặng lẽ đút tiền vào túi.
Đây là trang trại thứ chín bán đi trong số ba muơi mốt cái mà các cụ đã để lại. TUy vậy với số ruộng đất còn có trong tay, nó vẫn còn thu được khoảng 20000 frăng tiền tô. Nếu khéo quản lý, 1 năm dễ dàng thu đươc tới 3 vạn frăng.
Họ sống thanh đạm nên số thu nhập ấy lẽ ra cũng đủ để chi dùng, nhưng trong nhà lại luôn luôn mở sẵn một cái thùng không đáy: lòng tốt.Lòng tốt đó làm khô cạn tiền trong tay như mặt trời làm khô cạn nước trong đầm lầy. Tiền bạc cứ chạy đi bay biến, mất mặt. Sao thế nhỉ? Chẳng ai biết. Bất cứ lúc nào ông hay bà cũng có thể nói: "Chẳng hiểu sao hôm nay tôi tiêu mất đến 100 frăng mà chẳng mua đưọc cái gì ra hồn".
Ngoài ra, việc dễ dàng giúp tiền cho nguời khác cũng là 1 trong những nguồn hạnh phúc lớn của đời họ. Họ đã thoả thuận với nhau về điểm đó 1 cách đẹp đẽ và đáng cảm động.
Jan hỏi " Lúc này lâu đài của con đã đẹp chưa", ông nam tước vui vẻ đáp "Con sẽ thấy , con gái của bố ạ".
Cơn mưa dần giảm bớt cường độ để rồi chỉ còn là 1 thứ sương mù , một thứ mưa bụi rất nhỏ. Vòm mây cao lên và trắng ra. Đột nhiên từ 1 kẽ hở không thấy được, một tia nắng dài bỗng rọi chéo xuống cánh đồng.
Mây nứt rạn, nền trời xanh xuất hiện.Rồi, giống một tấm voan bị rách, mây cứ xé toạc mãi ra, và 1 bầu trời trong đẹp, cao thăm thẳm, trải rộng trên cảnh vật.
Một cơn gió mát nhẹ thổi qua tựa hồ một tiếng thở dài sung sướng của mặt đất, Xe chạy dọc theo rìa các mảnh vườn hoặc rừng: thỉnh thoảng lại vanh lên tiếng hót véo von của một con chim đang phơi lông dưới nắng.
Chiều xuống. Lúc này mọi người trong xe đều đã ngủ trừ Jan. Xe dừng 2 lần nơi quán trọ để cho ngựa nghỉ và ăn chút lúa mạch lõng bõng nước.
Mặt trời đã lặn. Phía xa chuông nhà thờ đổ hồi. Trong 1 xóm làng nhỏ, đèn dường đã thắp. Bầu trời đầy sao sáng rực lên. Qua từng đoạn hiện lên những ngôi nhà sáng đèn như những đóm lửa xuyên qua bóng đêm. Xe vừa qua khỏi một cái dốc thì mặt trăng to đỏ lừ, trông như còn ngái ngủ bỗng đột ngột lộ ra sau rặng cây tùng.
Trời mát đến nỗi phải hạ kính cửa xe xuống. Mơ màng mãi đến phát mệt, ngắm cảnh mãi đến no cả mắt, lúc này Jan cũng đã ngủ. Thỉnh thoảng, tê dại cả người vì 1 tư thế ngồi kéo dài, nàng lại mở mătvá nhìn ra ngoài.Trong bóng đêm đầy sao sáng, nàng thấy lướt qua trước mặt mình cây cối của 1 trang trại, hoặc đây đó 1 vài con bò nằm duới ruộng, đầu ngửng cao. Rồi nàng đổi tư thế ngồi, thử nhớ lại một giấc mơ vừa chớm, nhưng tiếng bánh xe lăn liên tục vang vang, làm tâm trí nàng phát mệt, nàng nhắm mắt lại cảm thấy ê ẩm cả tinh thần lẫn thể xác.
Nhưng xe đã dừng bánh. Nhiều người, nam và nữ, tay xách đèn lồng đứng dưới cửa xe. Đến nhà rồi tỉnh giấc đột ngột, Jan nhảy xuống rất nhanh. Một bác tá điền rọi đèn để bố nàng và Rôzali gần như phải khiêng bà nam tước xuống xe. Bà luôn miệng kêu khổ,nhắc đi nhắc lại bằng cái giọng lí nhí, như thở hắt ra " Ôi trời ơi! Ôi các con ơi !". Chẳng ăn uống gì, bà liền vào buồng nắm và ngủ thiếp ngay.
Ngồi trước mặt nhau, Jan và ông nam tước cùng ăn cơm tối. 2 bố con mỉm cười nhìn nhau và vươn ngườ iqua bàn, tay nắm lấy tay. Tràn ngập 1 niềm vui thơ trẻ, 2 bố con cùng đi xem ngôi nhà đã được sửa chữa lại.
Đó là 1 trong những toà nhà cao rộng của xứ Noocmắngđi, nửa trang trại, nửa lâu đài, xây cất bằng đá trắng đã ngả màu xám, đủ sức chứa một đại gia đình.
Một sảnh đưởng rộng mêng mông cắt ngôi nhà ra làm đôi, chạy suốt từ đầu này tới đầu kia, mở 2 cửa lớn ra 2 mặt. 2 cầu thang 2 bên chạy vòng lên tầng trên, bỏ trống đoạn giữa, giống như 1 cái cầu bắc qua của ra vào.
Ở tầng dưới, phía bên phải là 1 phòng khách rất rộng có tường bịt thảm thêu hình lá cây và chim chóc chuyền cành, mọi đồ đạc đều bọc vải thêu nhỏ mũi các hình ảnh minh hoạ thơ ngụ ngôn của La Fôngten. Jan rùng mình vui sướng khi thấy tại 1 cái ghế tựa bọc vải thêu, có minh hoạ câu chuyện Con cáo và con cò hương mà nàng yêu thích từ lúc còn bé tí.
Cạnh phòng khách là gian thư viện đầy ắp những sách cổ và 2 gian buồng chưa dùng đến. Phía trái là phòng ăn, vách lát gỗ còn mới, rồi đến phòng quần áo, nhà bếp và 1 gian nhỏ có bồn tắm.
Một hành lang chạy theo chiều dài tầng gác. Mưòi cửa ra vào mười gian phòng đều mở ra lối đi đó. Ở trong cùng về phía tay phải là phòng của Jan. 2 bố con bước vào. Ông nam tước vừa mới cho sửa lại gian phòng này như mới, bằng cách đơn giản dùng 1 ít giấy hoavăn dán tường và ít đồ đạc, không dùng, cất trong kho thóc.
Những tấm thảm trong phòng, sản phẩm của xứ Flăngđrơ, đều đã rất cũ và có thêu những hình người kì dị.
Nhưng khi nhìn thấy chiếc giường nằm, cô gái bật kêu lên vui sướng. Bốn chân giường là bốn con chim to bằng gỗ sồi, đen kịt và đán sáp bóng lộn, trông cứ như 4 tên lính gác. 2 thành giường là 2 mặt gỗ rộng, chạm trổ hình hoa, lá,quả xen lẫn nhau. Bốn cọc giường có đường xẻ rãnh tinh xảo, đầu cọc chạm trổ theo kiểu Côranhtơ, trùm lên cọc là 1 cái bệ khác hình những cánh hoa hồng và thần Tình yêu cuốn vào nhau.
Cái giường vẫn có vẻ duyên dáng, mặc dù trông đồ sộ và nước gỗ đã sạm lại với thời gian trông có phần nghiêm nghị. Mền đắp chăn và đình màn đều may bằng 1 thứ lụa cổ màu xanh sẫm thêu kim tuyến, những bông huệ to trông như 2 mảnh trời lấp lánh sao.
Ngắm nghía kĩ cái giường xong, Jan giương cao đèn xem cho rõ đề tài trang trí các tấm vải dán gưòng. Tấm thứ nhất vẽ hình 1 lãnh chúa và 1 thiếu phụ trẻ, cả 2 đều mặc quần áo hết sức lạ kì, sặc sỡ màu xanh lá cây, đỏ và vàng, đang đứng trò chuyện dưới bóng 1 cây màu xanh lục, quả màu trắng đang chín. Cạnh đó, một con thỏ to, cũng màu trắng, đang gặm ít cỏ xám.
Phía trên những nhân vật ấy, xa xa thấp thoáng năm gian nhà nhỏ hình tròn , mái nhọn, và trên cao, gần như trên nền trời, có vẽ 1 cối xay gió màu đỏ thắm.
Tất cả những cái đó được trình bày trên 1 nền vải mang những hình cành lá to nở hoa.
2 tấm vải dán tường khác cũng giống tấm thứ nhất, trừ 1 điều là có vẽ thêm 4 người xứ Flăngđrơ đang từ trong những gian nhà đi ra, giơ tay lên trời tỏ vẻ ngạc nhiên và giận dữ đến cực độ.
Nhưng tấm vải cuối cùng lại trình bày một tấn bi kịch. Bên cạnh con thỏ đang gặm cỏ như các tấm trên, ở đây chàng trai nằm vật ra, trông như đã chết. Người thiếu phụ trẻ, mắt nhìn anh, tay cầm 1 lưỡi kiếm đâm vào ngực mình, và màu các quả trên cây đã trở thành đen.
Jan chịu không hiểu gì, thì chợt nhìn thấy trong 1 góc tranh hình 1 con vật nhỏ tí xíu nhỏ, đến nỗi nếu con thỏ kia là con thỏ sống thực thì hẳn nó đã ăn ngay con vật này như 1 nhánh cỏ rồi. Vậy mà đó lại là 1 con sư tử!
Thế rồi Jan nhận ra đó là bức tranh mô tả những bất hạnh của Piramơ và Tixbe! Và, mặc dầu cười thầm tính chất thô thiển của các hình vẽ, Jan vẫn thấy vui sướng được nằm trong lòng thiên tình sử này, nó sẽ không ngừng gợi lên trong tâm trí nàng những hy vọng thiết tha. Đêm đêm, giấc ngủ của nàng sẽ bềnh bồng trong không khí âu yếm cô xưa và huyền thoại ấy.
Các đồ đạc khác, còn lại trong phòng thuộc đủ mọi kiểu. Đó chính là những thứ mà mỗi thế hệ đã để lại một ít trong gia đình, những thứ đã biến các nhà cổ thành những oại bảo tàng hết sức lộn xộn. 1 tủ có ngăn rất đẹp thời vua Lu-i XIV, dát đồng sáng loáng, đặt giữa 2 cái ghế bành thời vua Lu-i XV hãy còn bọc lụa thêu hoa. 1 bàn giấy bằng gỗ màu hồng kê trước lò sưởi. Trên lò sưởi là 1 cái đồng hồ quả lắc thời Đế chế, đặt dưới 1 bầu đèn tròn.
Đó là 1 chiếc đồng hồ bằng đồng đen làm theo kiểu tổ ong treo lơ lửng giữa bốn cái trụ bằng cẩm thạch trên 1 mảnh vường nở hoa vàng. Ở đầu quả lắc dẹt có gắn 1 con ong nhỏ cánh tráng men lấp lánh từ trong , thò ra qua 1 kẽ hở dài không ngớt đưa qua đưa lại trước mảnh vườn đó.
Mặt đồng hồ làm bằng sứ tô màu đặt trong khung, bên sườn cái bầu hình tổ ong.
Đồng hồ đã điểm mưòi một tiếng. Ông nam tưóc hôn con gái rồi trở về phòng mình.
Lúc đó Han mới đi nằm, lòng vẫn còn luyến tiếc. Nàng nhìn lướt khắp phòng 1 lần chót rồi tắt nến. Nhưng cái giường chỉ có phía đầu là dựa vào tường , phía trái trông ra 1 cửa sổ.
Ánh trăngnhư 1 làn sóng trang qua song, rải trên đất 1 vầng sáng.
Những tia phản chiếu hắt lên tường 1 ánh sáng mờ nhạt vuốt ve những hình ảnh bất động về mối tình của Piramơ và Tixbê.
Qua khung cửa sổ đối diện phía chân mình, Han thấy 1 cây to tắm mình trong ánh trăng dìu dịu.Nàng trở mình nằm nghiêng nhắm mắt lại, rồi 1 lát sau lại mở ra.
Nàng tưởng mình hãy còn đang nghiêng ngả theo chiều đường xóc, và tiếng xe lăn hãy còn vang động trong đầu nàng. Thoạt tiên, nàng cứ nằm im 1 tư thế hy vọng rằng nghỉ ngơi như vậy cuối cùng sẽ ngủ đi được. Nhưng chẳng mấy chốc, sự bồn chồn trong tâm trí đã lan tràn ra khắp cơ thể nàng.
2 bắp chân nàng đâu rút lại, người cứ nóng hực mãi lên. Thế rồi nàng đứng dậy, chân không giày, tay để trần với chiếc áo ngủ dài trông như 1 bóng ma, nàng bước qua làn ánh sáng chan hoà trên sàn, mở cửa sổ và nhìn ra ngoài. Đêm sáng vằng vặc như ban ngày, và cô gái nhận ra tất cả cái cảnh vật vẫn hằng yêu mến xưa kia, khi còn thơ ấu.
Đầu tiên trước mặt nàng là 1 bãi cỏ rộng, trong ánh sáng đêm trông vàng như màu bơ. 2 cây rất to mọc sừng sững ở 2 góc phía trước lâu đài, hướng Bắc là 1 cây ngô đồng, hướng Nam là 1 khoảnh rừng nhỏ gồm năm hàng cây du cổ thụ che cho cả khu nhà, chống lại những cơn bão ngoài khơi. Gió biển luôn thổi rất mạnh đã vặn xoắn, cắt ngắn, gặm mòn và xén vát đi, như 1 mái nhà. những rặng cây du đó.
Ở 2 phía trái và phải khoảng rộng trông như 1 công viên đó, mọc 2 hàng dài bạch dương mà ở xứ Noocmăngđi này người ta gọi là những cây Pơplơ. 2 hàng cây ấy ngăn cách toà nhà của ông bà chủ với 2 cái ấp cho thuê nằm sát 2 bên, 1 ấp là của bác tá điền Cuia, ấp kia là của bác tá điền Mactanh.
Chính vì 2 hàng cây đó, lâu đài này được gọi là Bạch Dương. Pihá bên kia trang trại, trải rộng 1cánh đổng bỏ hoá, điểm lác đác những cây hoa kim tước, suốt ngày đêm vù vù gió thổi.
Quá chút nữa, bờ biển bỗng đột nhiên hẫng xuống, vì ở đó là 1 vách đá trắng thẳng đứng, sâu tới 100m, suốt ngày đêm vù vù gió thổi.
Jan ngắm nhìn mặt nước phía xa lăn tăn như đang ngủ dưới các vì sao.
Trong khung cảnh êm ả vắng bóng mặt trời đó, tất cả hương nồng của trái đất trải rộng đó đây. Một cây hoa nhài bám quanh cửa sổ phía dưới nhà luôn luôn toả ngát, hoà hơi thở sâu của nó vào hương thơm thoang thoảng của những chiếc lá non vừa nhú. Từng cơn gió mạnh chậm chạp lướt qua, mang theo vị mặn chát của không khí đượm mùi muối biển và của chất nước lầy nhầy tiết ra từ rong biển.
Thoạt đầu cô gái thả mình vào niềm vui sướng được hít thở không khí trong lành, rồi như 1 cuộc tăm mát, người nàng dịu hẳn đi trước cảnh vật yên tĩnh của nông thôn.
Tất cả những loài vật hễ tối đến là thức dậy và tìm cách che giấu cuộc sống âm thầm của chúng trong cảnh yên tĩnh của trời đêm đang hoạt động khe khẽ trong bóng tối mờ mờ. Những con chim lớn không 1 tiếng kêu vụt bay trong không trung như những vết chấm và những cái bóng. Những côn trùng vô hình vo ve nhè nhẹ bên tai hoặc lặng lẽ chạy quá đám cỏ ướt đẫm sương đêm hay trên những con đưòng cát vắng lặng.
Chỉ có 1 vài con cóc rầu rĩ hướng về mặt trăng thốt lên những tiếng kêu cụt lủn và đơn điệu.
Jan cảm thấy trái tim mình như rộng mở, cũng đầy ắp những tiếng thì thầm như trời đêm trong sáng này.
Đột nhiên tim nàng cũng tràn ngập hàng ngàn những ham muốn lẩn quất, chẳng khác những sinh vật ăn đêm đang run rẩy quanh mình kia. 1 sự đồng cảm thân thuộc đã gắn bó nàng với cảnh thơ sinh động ấy, và trong ánh trăng đêm hiền dịu, nàng cảm thấy con người nàng cũng rung lên những rung động khác thường, lòng nàng bồi hồi những ước mơ không sao hiểu nổi, 1 cái gì đó như 1 thoáng hơi thở của hạnh phúc vậy.
Và nàng thả mình mơ mộng đến tình yêu.
Tình yêu! Đã 2 năm nay, nàng ngày cành chìm ngập trong nỗi băn khoăn vì cảm thấy tình yêu đang tiến đến gần mình. Ngày nay đã được tự do yêu, nàng chỉ còn có việc gặp con người đó.
Chàng sẽ ra sao? Nàng chẳng thể nào biết rõ được và chẳng tự hỏi điều đó làm gì. Chàng sẽ là chàng thế thôi!
Nàng chỉ biết nàng sẽ yêu chàng bằng tất cả tâm hồn mình và chàng sẽ trìu mến nằng bằng tất cả sức lực của chàng. 2 đứa sẽ dạo bước, trong những buổi tối như thế này, dưới làn tro óng ánh từ những ngôi sao đổ xuống. 2 đứa sẽ tay nắm tay, đi sát bên nhau, cùng nghe tiếng đập của trái tim , cùng cảm thấy hơi ấm của đôi vai nhau, hoà niềm yêu nhau vào không khí thanh khiết ngọt ngào của những đêm hè, gắn bó với nhau đến mức có thể dễ dàng đi sâu vào những ý nghĩ thầm kín nhất của nhau bằng sức mạnh duy nhất của tình yêu.
Và điều đó sẽ kéo dài vô tận trong sự thanh cao của 1 lòng mến thương khôn tả.
Đột nhiên nàng bỗng cảm thấy như là anh ta đang đứng đó, đang dựa vào nàng rồi bất thình lình 1 cái rùng mình nhục cảm, mơ hồ chạy khắp người nàng. Bằng 1 cử chỉ tự phát, nàng siết chặt đôi tay vào ngực để giữ chặt lấy ước mơ của mình, và trên cặp môi nàng đưa về phía người yêu chưa quen biết đó, như có 1 cái gì lưót qua làm nàng ngây ngất, tựa hồ hơi thở của mùa xuân đến đặt một chiếc hôn ân ái.
Nàng bỗng nghe thấy dưới kia, phía sau lâu đài, có tiếng người bước đi trên đường, trong đêm tối. Và theo cái đà điên dại của tâm hồn, giây phút mê muội , tin tưởng cả vào những cái không thể có, vào những sự ngẫu nhiên trời định, những linh cảm thần tiên, những kết cấu hoang đưòng của số phận, nàng nghĩ "Nếu đó là anh ấy"! Nàng khắc khoải nghe bước chân đều đặn của kẻ qua đường, tin chắc rằng người đó sắp dừng lại ngoài hàng rào kia để xin nghỉ trọ.
Khi nguời đó đi qua, nàng cảm thấy buồn như sau 1 cơn thất vọng.Nhưng rồi nàng cũng hiểu rằng hy vọng như thế là quá bốc và thấy buồn cười, cho cơn cuồng dại của mình.
Tâm trí đã dịu bớt đi, nàng lại thả mình bay bổng vào 1 luồng ước mơ vừa phải hơn, thử đi sâu vào tương lai và phác hoạ cuộc sống mai sau.
Cùng với người đó, mình sẽ sống ở đây, trong toà lâu đài êm ả trông xuống mặt biển này. Chắc chắn mình sẽ có 2 con, một trai cho anh ấy, một gái cho mình. Nàng như nhìn thấy 2 đứa trẻ đang chạy chơi trên thảm cỏ giữa 2 cây ngô đồng và bồ đề, dưới con mắt vui thú đắm đuối nhìn nhau của bố mẹ chúng.
Và nàng cứ đứng đó lâu lắm, lâu lắm, mơ màng mãi như vậy, cho đến khi vầng trăng đã đi qua hết vòm trời, sắp lặn xuống mặt biển. Khí trời mát lạnh hơn.Phía Đông, chân trời đã hửng. Một con gà trống gáy trong ấp trại bên phải, và nhiều con khác hoại lại ấp trại bên trái. Qua tấm vách chuồng gà, tiếng khàn khàn của chúng như vẳng đến từ xa lắm. Sao đã lặn trên vòm trời đang sáng dần ra không rõ tự lúc nào.
Đến đây, một tiếng chim khe khẽ hót lên. Những tiếng chim ríu rít, vang theo từ các chòm lá, lúc đầu còn dè dặt, sau mạnh dạn hơn, đã trở thành líu lo vui vẻ, từ cành này sang cành khác, cây này đến cây kia, cứ lan ra mãi.
Đột nhiên, Jan cảm thấy mình chìm ngập trong mặt làn ánh sáng. Nàng lấy tay ôm chặt đầu, ngửng mặt lên, nhắm mắt lại vì chói loà bởi ánh sáng rực rỡ của bình minh.
Một núi mây cao hồng rực, phần nào còn khuất sau dãy bạch dương cao lớn, hắt những ánh đỏ như máu xuống mặt đất, vừa tỉnh giấc.
Và, xé tan những áng mây rực rỡ, dội lửa xuống cây cỏ, đồng ruộng, biển cả và khắp dải chân trời, quả cầu lửa chói lọi, khổng lồ từ từ hiện ra.
Jan cảm thấy như phát điên lên vì hạnh phúc.1 niềm vui cuồng dại, 1 nỗi xúc động không bờ bến trước cảnh vật huy hoàng tràn ngập lòng nàng đến lịm cả người. Đây là mặt trời của nàng , bình minh của nàng, cái bắt đầu của cuộc đời nàng và cái bừng dậy của những niềm hy vọng trong nàng! Nàng giơ 2 tay về phía không trung rực nắng với niềm khao khát ôm hôn mặt trời. Nàng muốn nói, muốn kêu lên 1 điều gì đó cũng thần tiên như cảnh trời rạng lúc ban mai, nhưng nàng vẫn đứng đó, lặng đi trong cái say sưa bất lực. Nàng liền úp mặt vào lòng bàn tay và cảm thấy mắt mình đầy lệ. Nàng sung sướng khóc.
Đến khi nàng ngẩng đầu lên thì quang cảnh huy hoàng bình minh đã biến mất. Nàng tự thấy người mình đã lắng dịu lại, hơi mệt và dường như bị nhiễm lạnh. Không khép cửa sổ lại nàng nằm ngã ra giường, mơ màng thêm ít phút rồi ngủ thiếp đi, say đến nỗi vào lúc tám giờ, chẳng nghe nổi tiếng bố gọi nữa, và chỉ khi ông bước vào phòng, nàng mới tỉnh giấc.
Bố nàng muốn dẫn nàng đi, chỉ cho nàng xem toà lâu đài của nàng, đã được tu sửa đẹp lên như thế nào.
Mặt trong của ngôi nhà trông xuống 1 sàn rộng trồng táo, rồi mới đến con đường. COn đường đó, được gọi là đường làng, chạy giữa những khu nhà rào kín của nông dân, dẫn đến con đường nối liền 2 thành phố Lơ Havrơ và Fêcăng ở cách đó nửa dặm.
1 lối đi thẳng tắp chạy từ hàng rào gỗ đến bậc tam cấp trước cửa nhà. Những căn nhà dịch vụ nhỏ, dựng bằng đá cuối bờ biển, mái lợp rạ, nằm ở 2 bìa sân, dọc theo những đường mương của 2 ấp trại.
Mái của toà nhà đã được lợp mới, tất cả đồ vật bằng vàng bạc trogn nhà đều được khôi phục, vách tường được sửa, các phòng được trải và bịt thảm mới, toàn bộ phía trong nhà đã được quét vôi và sơn lại.
Những mái che cửa sổ được sơn màu trắng bạc và những chỗ mới vá lại trên tường trông như những vết lốm đốm trên bề mặt rộng, xám nhạt của ngôi nhà cũ kĩ đã bạc màu.
MẶt bên kia của ngôi nhà, nơi mở cửa sổ của phòng Jan, trông ra vạt rừng nhỏ, những hàng cây du bị gió biển gặm mòn, và xa nữa là biển.
Jan và ông nam tước khoác tay nhau đi thăm tất cả, không bỏ sót một xó xỉnh nào, rồi 2 bố con đi dạo chơi chậm rãi trên những con đường bach dương bao quanh cái gọi là công viên của khu nhà. Dưới các bóng cây, trải rộng 1 tấm thảm cỏ xanh mới mọc. Ở phía ngoài cùng là vạt rừng nhỏ xinh xắn, ngang dọc những đường mòn nhỏ ngoằn ngoèo, cách nhau bởi những khóm lá, ken lại như những tấm phên. Cô gái bỗng hoảng sợ vì một con thỏ rừn đột ngột nhảy ra, vọt quá bờ đất, chạy trốn vào khóm lác biển, theo hướng những vách đá dựng đứng.
Sau bữa ăn trưa, vì bà Ađêlait còn quá mệt và nói sẽ đi nằm nghỉ, nên ông nam tước đề nghị 2 bố con đi chơi xuống tận làng Ypo.
2 bố con ra đi thoạt tiên phải băng qua xóm Êtuvăng, xóm của chính lâu đài Bạch Dương này. Ba bác nông dân chào họ như những người quen biết từ lâu.
2 bố con đi vào những cánh rừng thoai thoải xuống tận biển vòng theo 1 thung lũng.
Chẳng mấy chốc đã thấy làng Ypo. Các bà ngồi vá áo quần trên thêm thềm nhà nhìn họ đi qua. Một khe nưóc chảy ở giữa đường, những đống rác vụn kéo lê trước các cửa nhà, đường phố nghiêng nghiêng dốc bốc lên 1 mùi mắm thối. Những tấm lưới nâu, lác đác dính những vẩy cá lấp lánh như những mảnh bạc, phơi vắt trên cánh cửa những túp nhà lụp xụp nồng nặc cái mùi của những gia đình đông con chen chúc trong 1 căn phòng nhỏ.
Một vài con bồ câu daoh quanh khe nước kiếm ăn.
Jan nhìn tất cả những cái đó, thấy mới mẻ và kì lạ như 1 cảnh trên sân khấu vậy.
Nhưng đột nhiên, khi vừa vòng qua 1 bức tường, Jan bỗng thấy biển, biển mênh mông, xa tít mù tắp và xanh 1 màu xanh mờ đục, nhẵn bóng. 2 bố con dừng chân bên bãi cát ngắm nhìn những cánh buồm, trắng như những cánh chim, qua lại ngoài khơi. Bên phải cũng như bên trái, vách đá dựng đứng trông rất đồ sộ. Phía bên này, 1 cái gì như 1 mũi đất nhô ra cắt đứt tầm nhìn, trong khi đó, phía bên kia, bờ biển kéo dài xa mãi ra cho đến khi chỉ còn lại một nét mờ không sao nhìn rõ được.
Gần đó, ở 1 chõ đứt đoạn của bờ biển ấy, xuất hiện 1 bến cảng và nhà cửa. Những hòn đảo nhỏ xíu, bọt biển viền quanh, như đang lạo xạo trượt trên đá sỏi.
Những chiếc thuyền của xóm chài được kéo lên cạn, đặt trên đá cuội tròn của triền dốc, đang nằm nghiên, phơi ra dưới ánh mặt trời những cặp má tròn, bóng nhẫy hắc ín. Vài bác dân chài sửa soạn những thuyền dó, đón con nuớc triều buổi tối.
Một dân chài bước lại gần mời mua cá. Jan mua một con cá chim, định sẽ tự mình đem nó về đến trại Bạch Dương. Bác dân chài già dấm trước là nếu có đi chơi thuyền trên biển thì xin cho bác ta đến giúp và nhắc đi nhắc lại mãi tên minh để bố con Jan ghi nhớ " Laxtich, Jôzêphanh Laxtich".Ông nam tước hứa là sẽ không quên.
2 bố con trở về lâu đài.
Jan thấm mệt vì xách con cá to, liền lấy cái gậy chống của bố luồn qua mang cá, rồi 2 bố con mỗi người khiêng một đầu leo ngược bờ biển, vui vẻ cùng đi.
Họ trò chuyện râm ran như 2 đứa trẻ, tóc bay trong gío, mắt sáng ngời, nhưng dần dần, đôi tay khiêng mãi cũng mỏi đã sệ xuống, làm cho cái đuôi béo nhẫy của cá chim cứ lê thê kéo dài trên cỏ.
II.
Đối với Jan, 1 cuộc sống vui tươi và tự do đã bắt đầu. Nàng đọc sách, mơ mộng và đi lang thang 1 mình khắp vùng xung quanh. Bước chân chầm chậm, tâm trí hay bay bổng vào những ước mơ, nàng thơ thẩn men theo các con đường , hoặc vừa nhảy nhót vừa chạy xuống những thung lũng nhỏ quanh co, hai triền dốc phủ đầy hoa kim tước, trông như cái áo choàng ngày lễ dát vàng.Mùi hương nồng đượm và ngát thơm của hoa càng bốc mạnh hơn trong nắng ấm, làm nàng ngây ngấy như hương vị của một thứ rượu nho thơm. Hoà nhịp tiếng sóng xa rì rào lăn trên bãi biển, tâm trí nàng cũng được ru nhẹ.
Đôi lúc, nàng mềm người nằm ngã xuống bãi cỏ rậm trên 1 triền dốc và cũng đôi lúc, ở 1 khúc ngoặt của thung lũng, trong một trũng đất cỏ xanh, nàng chợt thấy 1 góc biển hình tam giác xanh tươi và lấp lánh dưới ánh nắng, với 1 cánh buồm thấp thoáng phía chân trời, lúc đó, nàng bỗng thấy xuất hiện những niềm vui hỗn độn như ta thường cảm thấy mỗi khi hạnh phúc đang bí mật đến gần bao phủ quanh ta.
Trong cảnh dịu dàng của vùng đất mát mẻ ấy, trước những chân trời êm ả và tròn trịa, nàng rất thích được cô đơn, được ngồi im trên các đỉnh đồi và ngồi lâu đến nỗi những con thỏ rừng dám nhảy nhót chạy qua ngay dưới chân nàng.
Nàng thường thích chạy trên bờ vách đá thẳng đứng để cho làn gió biển nhẹ nhàng phủ vào người, khiến toàn thân nàng rung lên 1 cảm khoái ngọt ngào qua sự vận động không thấy mệt giống như cá lội trong nước và chim én lượn trên trời.
Nàng gieo rắc khắp nơi những kỉ niệm như gieo hạt cho đất, loại kỉ niệm mà gốc rễ sẽ bám chặt vào tâm trí ta đến trọn đời. Nàng cảm thấy như đem một phần trái tim mình rải xuống nếp đất của các thung lũng ấy.
Nàng say sưa tắm biển. Mạnh khoẻ và táo bạo, không hề biết nguy hiểm là gì, nàng bơi xa đến mức trên bờ không còn thấy rõ nàng nữa. Nàng cảm thấy thú vị được ngâm mình trong làn nước xanh lành, trong vắt, dập dờn đưa đẩy nàng đi. Khi đã bơi ra xa bờ, nàng lật ngửa mình, 2 tay khép lại trên ngực, đôi mắt đắm nhìn bầu trời xanh thẳm đang có 1 cánh én hay 1 bóng chim biển trắng toát vun vut bay qua. Tai nàng không còn nghe thấy gì ngoài tiếng thì thầm xa xa của sóng vỗ vào đá sỏi và tiếng động mơ hồ của đất liền còn lọt đến tai qua những đường uốn lượn của sóng, nhưng rất lẫn lộn, hầu như không sao nghe rõ được.
Thế rồi Jan vùng hẳn mình lên , cực kì vui thú vung tay đập nước, miệng cất tiếng lanh lảnh kêu lên.
Đôi lần thấy nàng mải miết bơi ra quá xa, bố nàng phải cho thuyền ra tìm về.
Nàng về đến lâu đài, đói bụng đến xanh cả người, nhưng nhẹ nhõm hoạt bát, nụ cười trên môi và hạnh phúc tràn đầy trên đôi mắt./.





 


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Hoa hồng cho Emily (Rose for Emily) - William Faulkner

Tác giả
 William Harrison Faulkner (1897-1962)
Sinh ra trong một gia đình miền Nam lâu đời, lớn lên ở Oxford bang Mississippi - nơi  ông sống phần lớn cuộc đời và ảnh hưởng lớn đến sáng tác.
Là con cả trong một gia đình danh giá sa sút, thời niên thiếu sống chật vật.
Tình nguyện tham gia vào quân đội nhưng không được vì thân hình nhỏ bé, ghi tên vào Học viện không quân ở Toronto, Canada
Mấy tháng sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, W. Faulkner vào học ban ngôn ngữ Châu Âu tại trường Đại học Tổng hợp Oxford (bang Missisippi); một năm sau ông bỏ học
Năm 1929, Sartoris – cuốn đầu tiên trong số 15 tiểu thuyết có bối cảnh là miền đất Yoknapatawpha – bước đầu mang lại danh tiếng cho ông.Đây là vùng đất hư cấu do nhà văn tạo nên, cùng với nó là những dòng họ có  quan hệ đan xen kéo dài nhiều thế hệ.
 W. Faulkner nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết, bên cạnh đó ông  viết nhiều kịch và truyện ngắn. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Pháp và được giới văn chương Châu Âu đánh giá cao
 Năm 1949, Faulkner  được trao giải Nobel.

Tác phẩm chính:
 Tiểu thuyết:  “Âm thanh và cuồng nộ” (The Sound and the Fury, 1929) ), “Khi tôi lâm chung” (As I lay dying, 1930)  là hai tiểu thuyết xuất sắc nhất của Faulkner, viết về nhân sinh quan và tiếng nói của những gia đình miền Nam nước Mỹ đau đớn với nỗi đau mất người thân.
 “Ánh sáng tháng Tám” (Light in August, 1931) viết về những quan hệ phức tạp và tàn bạo giữa một người đàn bà da trắng và một người đàn ông da đen.
“Absalom, Absalom!” là sự vươn lên của một người chủ trang trại mang ý hướng tự lập và sự sụp đổ bi đát của anh do thành kiến chủng tộc và đổ vỡ trong tình yêu. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là tác phẩm hay nhất của ông.
Ngoài ra ông còn viết một số tiểu thuyết : “Lễ cầu hồn cho một nữ tu” (Requiem for a nun, 1952), “Quân kẻ cướp” (The reivers, 1962), “Thần điền dã cẩm thạch” (The marble faun, 1924), Sartoris (1929, “Thánh đường” (Sanctuary, 1931)
Truyện ngắn: “Bông hồng cho Emily” (Rose for Emily), “Mặt trời chiều hôm ấy”…  
Tóm tắt truyện ngắn “Bông hồng cho Emily”
Cô Emily sinh ra trong dòng họ Grierson danh giá ở thị trấn Jefferson. Đã 30 tuổi mà  vẫn chưa có chồng vì tất cả các chàng trai đến nhà  đều bị cha cô xô đuổi, khi cha cô chết đi ông chỉ để lại cho cô tài sản là ngôi nhà, từ đó cô sống trong cảnh nghèo nàn.
Mùa hè sau năm cha cô mất, mọi người ở thị trấn Jefferson thấy cô hay đi cùng với Homer Baron - một tên quản đốc người Bắc Mỹ da đen, cao to, đến thị trấn Jefferson để làm đường. Người thì thấy vui mừng cho cô, có kẻ thì thấy tội nghiệp. Một ngày kia họ thấy cô đi mua thuốc độc, ai cũng tưởng rằng cô sẽ tự sát nhưng ít lâu sau họ lại thấy cô đi sắm đồ đạc cho đám cưới, họ nghĩ rằng cô và gã Bắc Mỹ đó sẽ lấy nhau. Nhưng khi đường xá làm xong thì Homer Baron biến mất, người trong thi trấn nghĩ rằng anh ta về để chuẩn bị đám cưới. Lần cuối cùng mọi người còn trông thấy anh ta là vào buổi chiều nhá nhem tối, lão nô bộc cho hắn vào từ lối cửa bếp.
Từ dạo ấy thỉnh thoảng mọi người mới thấy Emily, thấy cô ngồi bên cửa sổ, người duy nhất ra vào căn nhà là lão nô bộc. Rồi những người ở xung quanh đó thấy khó chịu vì mùi hôi thối bốc ra từ căn nhà của cô, họ nghĩ rằng lão nô bộc không lau chùi nhà cửa sạch sẽ, hay có con chuột nào đó mà lão nô bộc đã giết vất ra sân. bốn người đàn ông trong xóm đã quyết định lẻn vào nhà cô rắc vôi bột để giảm bớt đi mùi hôi thối, khi vào đó rắc vôi mấy người đó  nhìn thấy Emily ngồi lặng im bên trong cánh cửa như một pho tượng và thế là họ lặng lẽ bỏ đi.
Mái tóc của cô giờ đây đã có màu xám sắt, mọi người thấy thương hại cho cô. Lâu lâu họ lại nhìn thấy cô từ một góc cửa sổ lầu một, tựa như một bức tượng nằm ở hốc tường, cánh cửa nhà cô cứ mãi đóng im lìm.
Rồi Emily lâm bệnh và mất đi trong ngôi nhà đầy bụi và bóng tối với duy nhất ông lão da đen lụm khụm kề bên hầu hạ. Ông lão mở cửa cho mọi người vào viếng rồi lẻn ra cửa sau đi mất không còn ai thấy ông lão nữa. Emily chết, cả thị trấn đều đến dự tang lễ của cô, họ đặt bên cô những đóa hoa. Đàn ông thì tỏ ra kính trong như chứng kiến một tượng đài sụp đổ, phụ nữ thì tò mò, hiếu kỳ về ngôi nhà. Khi cô Emily mồ yên mả đẹp mọi người mới phát hiện ra một căn phòng ở tầng trên nơi mà 40 năm qua không ai biết đến, căn phòng bụi phủ kín và bao trùm lên nó là mùi chết chóc. Căn phòng này được trang trí cho cô dâu chú dể, mọi người nhìn thấy Homer Baron giờ đây anh ta chỉ còn là một cái xác thối rữa trong bộ đồ ngủ, chẳng thể tách ra khỏi chiếc giường. Chiếc gối bên cạnh anh ta có vết lõm đầu của người đã nằm, mọi người cầm lên xem và nhận ra một sợi tóc màu bạc sắt.

 Yếu tố gothic trong truyện ngắn “Bông hồng cho Emily”
 Thời gian – Nỗi ám ảnh của quá khứ
Như chúng ta biết, Faulkner sinh ra trong một gia đình quý tộc miền Nam đặc trưng bởi những khuôn phép và sự kính tín đối với Chúa và Thanh giáo. Nền tảng Thanh giáo đã chi phối một cách mạnh mẽ đến lối sống của những người quý tộc miền Nam. Nhưng đến thời của Faulkner, nước Mỹ với cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi mọi thứ và hệ quả là thế chiến thứ nhất đã làm đảo lộn trật tự các giá trị.  Cuộc nội chiến (1861–1865), đã làm thay đổi tập quán và lối sống của người dân miền nam nước Mỹ, những gia đình quý tộc  thì vẫn luyến tiếc một thời huy hoàng của họ mà nhân vật Emily là một điển hình. Truyện ngắn “Bông hồng cho Emily” được kể  thông qua  điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: nhân vật "chúng tôi". Đây là dòng suy nghĩ của một lớp người lớn lên sau chiến tranh với thế giới quan hoàn toàn khác hẳn với cô Êmily - nhân vật  thuộc về một lớp người của quá khứ, lỗi thời, sống cách biệt với cuộc sống hiện đại.
Cô Emily là người trước chiến tranh, luôn ôm giữ quá khứ vàng son của gia tộc. Sống giữa những thay đổi như vũ bão của thời hiện đại, nhưng Emily vẫn khư khư sống trong vỏ bọc của quá khứ.Toàn bộ tác phầm là câu chuyện của quá khứ, cái thoáng chốc trong truyện ngắn này chính là sau cái chết của Emily toàn bộ cuộc đời cô mới được lộ ra.Cô đã dùng mọi cách để giữ quá khứ của dòng họ và chống lại cái thay đổi của hiện tại, mặc cho những người bắt đóng thuế cô vẫn khước từ với lý do là dòng họ mình được miễn thuế vì có công và đến hiện tại vẫn vậy. “Cô đã thắng cha chú họ”, đó là kết quả của sự phản kháng với hiện tại của Emily, có thể nói cô mang trong mình một sức mạnh khiến mọi người phải e dè, toàn bộ sức mạnh của cô là truyền thống quý tộc, là danh dự của gia đình trong quá khứ, tất cả đều dồn  lên cho Emily. Chính quá khứ đã mang lại cho cô sự kiêu ngạo, và chính sự kiêu ngạo đó làm cô chiến thắng mọi người dù rằng chiến thắng đó rất mờ nhạt, mỏng manh và yếu ớt.
Thời gian qua đi, tất cả đều thay đổi trừ ngôi nhà của Emily.Emily tự chôn vùi bản thân mình trong ngôi nhà suốt quãng đời đến khi mất.Dù cho xã hội thay đổi,cảnh vật ở Jefferson thay đổi theo thời gian nhưng ngôi nhà của Emily vẫn sừng sững đứng ngạo nghễ chỉ còn trơ lại có nhà cô Emily vẫn ngạo nghễ vươn lên với dáng suy tàn mà đỏng đảnh giữa đám xe goòng chở bông và những trạm sơn băng, đúng là một cảnh chướng mắt giữa những cảnh chướng mắt khác”.  Giữa khu phố với biết bao biến đổi nó vẫn không chịu đổi dời. “Đây là một toà nhà bằng gỗ to lớn vuông vắn, trước kia đã có lần sơn trắng. Toà nhà đó với đường mái cong, với những chóp nhọn hoắt, với những bao lơn cuốn vòng theo đúng lối kiến trúc thanh kỳ của những năm 70, toạ lạc tại một khu phố sang trọng nhất nước kia”; đó cũng chính là bản tính của Emily, không thay đổi trứơc mọi hoàn cảnh của xã hội, cô bám víu quá khứ sống trong quá khứ để tìm niềm an ủi cho chính bản thân mình “Cô ôm giữ cái cũ và quyết giữ nó đúng như ngày xưa bởi vì cái cũ là ngọn nguồn của mọi hành động và cuộc sống của cô, nếu mất đi cái cũ thì toàn bộ sự kiêu ngạo của Emily vế quá khứ của dòng họ mình sẽ mất, và khi đó sức mạnh của cô cũng mất theo. Đó là bi kịch của nhân vật, cô lạ lẫm với cuộc sống hiện đại, không bắt kịp với nhịp điệu thay đổi nhanh chóng của nó chính vì vậy Emily trở thành nhân vật lạc lõng, khuyết tật, chỉ có cái cũ là tư tưởng của cô và ngôi nhà của cô giúp cô có thể sống. Tuy nhiên quá khứ mỏng manh không thể chống lại hiện tại là quần chúng đông đảo, điều này đã đẩy bi kịch của nhân vật lên đỉnh điểm. Thứ nhất cô không muốn tin cha cô đã chết, vì cha cô là một minh chứng của quá khứ, ông mất đi đồng nghĩa quá khứ cũng sẽ mất. Thứ hai cô mặc kệ cái chết của đại tá Satoris đã mười năm nay và vẫn giữ lệnh của đại tá là gia đình cô không phải đóng thuế. Cô gạt phăng  yêu cầu của những người có thẩm quyền và giữ lại một mệnh lệnh trong quá khứ của một người đã đi vào quá khứ.Điều đáng nói nhất là với tình yêu cô cũng biến nó thành quá khứ. Emily đầu độc người yêu đễ giữ lại nguyên vẹn tình yêu cho mình, cô giữ cái xác bên mình và sống với người chết điều đó phần nào đã thể hiện sự bất lực của nhân vật khi nhận ra cái cũ giờ đây đã rất gần với cái chết. Quá khứ vàng son của ngày xưa đã không thể nào tồn tại cùng cái hiện đại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Emily giữ lại cái xác của người yêu, ôm ấp và cứ thế sống chung với cái chết, việc đó cũng đồng nghĩa cô cũng gần như là xác chết. cái vỏ bọc mạnh mẽ, nghiêm nghị bên ngoài không thể che lấp được cái thực tại: cuộc sống của Emily không khác gì môt người đã chết, nó hoàn toàn xa lạ với mọi người thậm chí còn là một điều bí ấn mà mọi người luôn muốn tìm hiểu và khám phá.
Tác phẩm “Bông hồng cho Emily” với quá khứ lẽ ra bị mất đi lại được níu giữ, đó là bi kịch. Cái cũ bị phê phán mỉa mai bởi những con người hiện đai nhưng thông qua đó chúng ta thấy được mọt sự dằn vặt trong cách nhìn và ứng xử giữa cái cũ và cái mới. Faulkner  thuộc về thế hệ giao thời giữa cũ và mới, giữa những giá trị đã  lỗi thời nhưng nó  đã trở thành máu thịt, thành vô thức trong tác giả. Ông không chống cái mới nhưng lại sống day dứt dằn vặt vì những giá trị này đã và đang bị đè bẹp bởi xã hội công nghiệp. Những tình tiết và cốt truyện  của Faulkner rất hợp với tâm trạng của những con người hậu chiến. Faulkner đan chủ đề về sự tha hóa và cô đơn của con người thế kỷ XX với chủ đề Miền nam nước Mỹ (hậu quả gánh nặng của chế độ nô lệ, quan hệ da trắng, da đen, sự bất lực của quý tộc không đáp ứng nỗi những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại) và có lẽ cô Êmily cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Mỗi tác phẩm của William Faulkner, mỗi nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính đều nhìn thế giới dứơi nhãn quan buồn thảm, dường như họ đang khóc cho thân phận cô đơn, lạc lõng và xa lạ trong thế giới thực: một thế giới không ngừng biến chuyển mà dường như không có sự tồn tại  của chính họ.Và khi đó sự có mặt của thời gian là yếu tố đáng lo ngại nhất đối với họ. Nhân vật Quentin trong “Âm thanh và cuồng nộ luôn bị cái đồng hồ ám ảnh, từ hình ảnh chiếc đồng hồ, anh ta luôn suy nghĩ về cuộc đời và con người mà chủ yếu là tập trung lý giải về sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại mỗi ngừơi và cái đồng hồ đựơc xem là  “cái lăng mộ của mọi hy vọng và ước muốn”. Thời gian đối với Emily có thể nói là một địa ngục bị giam cầm, ngay cả khi Emily xuất hiện cô vẫn mang tính chất của con người thời gian “Lúc đó họ nghe tích tắc của cái đồng hồ khuất nẻo nơi đầu sợi dây chuyền vàng của cô.”
Trong “Bông hồng cho Emily” truyện ngắn được xem là hình ảnh thu nhỏ của  tiểu thuyết Gothic,William Faulkner  đã vận dụng những lý thuyết của chủ nghĩa hiện đại vào tác phẩm thông qua ám ảnh thời gian và thời gian đồng hiện.
Thời gian được tái hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Emily: quá khứ - hiện tại, những suy nghĩ cho tương lai đều được đặt trong hiện tại. Đã ngoài 30 tuổi, vẫn chưa có chồng, bị ảnh hưởng bởi tư tưởng dòng họ vốn có truyền thống về giáo dục lễ nghi sự cô đơn đã làm cho Emily già dần cùng với thời gian khi mái tóc của ngày càng chuyển sang màu xám sắt. Có những lúc ngừơi ta bắt gặp cô đứng tựa cửa như ngừơi vô hồn: “ Khi họ trở ra, cũng lại băng qua sân cỏ, thì thấy một khung cửa sổ lúc trước tối, bây giờ có ánh sáng, và họ thấy cô Emily ngồi đó trước ánh dèn, cô ngồi thẳng im lìm như một pho tượng. Họ lặng lẽ bò qua sân cỏ, lẩn vào bóng những hàng cây dạ hợp trồng dọc theo hè phố.”
Nếu như Quentin trong “Âm thanh và cuồng nộ” yêu quá khứ, và yêu tất cả những gì thuộc về quá khứ, chết cũng là quá khứ, vì thế anh ta tìm đến cái chết để mãi mãi thuộc về quá khứ. Điều này gần giống với bi kịch của cô Emily khi cô ta không công nhận cái chết của bố mình và đầu độc người yêu để cho tất cả thành quá khứ, hiện tại của họ là hiện tại của quá khứ và cũng đồng nghĩa với cái chết.Trong một căn nhà lạnh giá, thiếu tình thương yêu, Emily là người cô độc, đó là bi kịch của một kẻ xa lạ: xa lạ cả trong cuộc đời, trong gia đình và ngay cả trong bản thân.Thời gian dưới nhãn quan của Emily đó là những khoảnh khắc chậm với bao hình ảnh bi quan về đời người mà cuộc sống dường như chỉ là sự tồn tại của đau khổ, cô luôn gắng níu kéo thời gian, sợ mọi thứ đi qua.“Người ta thấy hình như thân gã có một lúc nằm với dáng điệu ôm ấp, nhưng rồi giấc ngủ dài, dài vượt tình yêu, giấc ngủ dài đã chinh phục được sự đỏng đảnh của tình yêu, đã lừa gạt được y”
Cuộc sống con người trôi qua một cách vô vị theo thời gian mà bản thân các nhân vật không nhận ra được: “Tội nghiệp cho Emily”.Hình ảnh bông hồng là tình yêu của Emily hay cũng chính là tình yêu của cô với quá khứ, với những giá trị đã một đi không trở lại.Chữ “cho” ( for ) cũng có nghĩa là dành tặng, đó là một sự trân trọng, gìn giữ và yêu quý quá khứ.

 Không gian – sự ảm đạm và buồn bã
Thôngthườngtrong một tác phẩm văn học, yếu tố không gian luôn là một điểm nhấn. Nó gợi mở nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Trong “Bông hồng cho Emilly” cũng vậy,  đó là không gian giàu sức biểu đạt, mang đậm nét không gian trong tiểu thuyết Gothic.
Trước hết, không gian được mở ra với hình ảnh ngôi nhà Cô Emilly im lìm, già nua tọa lạc gần như mất hút ở khu phố đông đúc và nhộn nhạo của các nhà máy sửa xe, nhà máy cán bông…Dường như mọi thứ đều thay đổi cho phù hợp với cuộc sống của thời đại chỉ riêng nhà Cô Emilly thì vẫn giữ nguyên đến lạc lõng. “Toà nhà đó với đường mái cong, với những chóp nhọn hoắt, với những bao lơn cuốn vòng theo đúng lối kiến trúc thanh kỳ của những năm 70, toạ lạc tại một khu phố sang trọng nhất nước kia. Nhưng rồi thì những nhà sửa xe, những nhà máy cán bông lấn dần và xoá mờ ngay cả những danh hiệu cổ kính của khu phố, chỉ còn trơ lại có nhà cô Emily vẫn ngạo nghễ vươn lên với dáng suy tàn mà đỏng đảnh giữa đám xe goòng chở bông và những trạm sơn băng, đúng là một cảnh trướng mắt giữa những cảnh trướng mắt khác”. Từ sự khác biệt bên ngoài cho đến đằng sau cánh cửa là một thứ không gian “Tối mờ mờ, có thể thấy bóng đen cầu thang ở phía trước, bụi bám ở chân tường và những đồ đạc không dùng lâu ngày… cái sân ẩm ướt có mùi khó chịu… căn phòng màu tối mà có các đồ đạc bằng da trong ảm đạm.” Không gian ngôi nhà cô Emilly ở vốn tù động nay càng chật chội, ngột ngạt hơn với thứ mùi ẩm mốc, ảm đạm bởi màu sắc. Chính không gian khác thường từ bên ngoài đến tù túng bên trong khiến ngôi nhà ấy trở nên xa lạ, thậm chí có phần ma quái, đáng sợ.
Tiếp đến, không gian gắn liền với cái cửa sổ  nhà cô Emilly. Trong tiểu thuyết Gothic, không gian cửa sổ xuất hiện nhiều lần như một biểu tượng đầy bí ẩn. Đằng sau những cửa sổ bé nhỏ là cả một thế giới âm u, đầy tội lỗi và cũng có khi đó lại là lối thoát cho các nhân vật giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt bênh vực cho những điều cấm kỵ.  Trong “Bông hồng cho Emilly” William Faulkner cho thấy khung cửa sổ luôn là tâm điểm gây sự tò mò cho người dân vùng Jefferson, vì người ta chỉ trông thấy cô Emilly xuất hiện đằng sau cánh cửa sổ. Cụ thể “Cánh cổng nhà cô vẫn đóng chặt nhưng họ vẫn thấy lâu lâu cô đứng ở của sổ”. Nếu xét điểm nhìn từ phía ngoài nhìn vào ngôi nhà cô Emilly thì không gian mở ra chỉ có cánh cửa sổ bé nhỏ mà cô hay ngồi làm cho ngôi nhà trở nên chật chội, heo hút, mơ hồ và bí ẩn. Thông qua hình ảnh chiếc cửa sổ, nó gợi điều bí ẩn về cô Emilly. Đằng sau cánh cửa sổ ấy chứa tội lỗi của Emilly khi cô tự tay giết chết người mình yêu nhằm lưu giữ mãi mãi người yêu bên mình. Cô không giống con người của hiện tại mà là con người của quá khứ, sống với quá khứ vàng son của dòng họ  một thời. Ngoài ra, cánh cửa sổ còn hiện thân cho sự thoát ly ra khỏi không gian tù túng để giao lưu với thế giới bên ngoài. Thế nhưng Emilly đã không làm được điều đó bởi trong cô quá khứ dường như là tất cả, cô trói buộc mình vào thế giới riêng biệt mà ở đó chỉ có quá khứ và quá khứ mà thôi. Với văn hóa miền Nam nước Mỹ, cửa chính bao giờ cũng dùng cho việc đón tiếp trọng thể nên thường ngày vẫn đóng kín, nô lệ và người làm đi bằng lối cổng sau. Nhà cô Emilly không chỉ hiện thân cho nền văn hóa đó mà còn là ngôi nhà ma quái, bí ẩn.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hình ảnh “Chiếc cổng đóng kín mít” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm. Cánh cổng vốn là lối mở để con người ta giao lưu vớithế giới bên ngoài thế nhưng trong ngôi nhà của cô Emilly thì luôn đóng kín như một sự cầm tù, tự giam hãm mình trong ngôi nhà. Chính sự cầm tù về mặt thể xác kéo theo sự cầm tù về mặt tâm hồn. Cô Emilly đóng kín cổng như tự đóng kín tâm hồn mình để rồi cô ôm khư khư quá khứ, sống bằng hoài niệm. Tách mình khỏi cuộc sống bên ngoài như thế phải chăng trong con người ấy đã mất lòng tin vào thế giới, vào cuộc sống hiện đại đang thay đổi không ngừng ở ngoài kia? Để rồi họ tự đóng kín mình trong ngôi nhà đầy ma quái như một sự cố thủ đến cô đơn, lạc lõng. Chính không gian cầm tù làm cho con người càng trở nên bí ẩn, như đang che giấu một điều gì đó bên trong mà thực tế là bên trong chứa đựng những điều ma quái, kỳ dị. 
Cuộc sống của cô Emilly được nhìn bằng con mắt tò mò của người ngoài cuộc, bởi nếu cô có đi ra ngoài thì theo sau cô là những lời xì xầm, bàn tán. Điều đó làm tăng sự cô đơn, lạc lõng đến đáng thương của  Emilly trước cuộc sống tưởng chừng như gần gũi hóa ra lại xa lạ vô cùng, thế giới mà con người ta biết đến nhau qua ánh mắt của sự tò mò, ma mãnh. Không chỉ Cô Emilly tự tách biệt với cuộc sống bên ngoài mà những con người trong thành phố ấy cũng xa lạ, cách ly với cô. Chẳng hạn như khi Cô Emilly có đi ra ngoài thì họ bàn tán xì xầm phía sau, khi phát hiện nhà Cô có mùi thối thì họ có những hàng động cũng kỳ quặc chẳng kém “Lúc quá nửa đêm, bốn người đàn ông băng qua sân cỏ nhà cô Emily, lén vào như bọn ăn trộm, họ đánh hơi dọc cái hầm nhà xây gạch, theo những cửa thông hơi phía trên hầm, đồng thời một người thọc tay vào bao tải đeo trên lưng, rồi vung tay ra đều đặn hệt như người gieo mạ. Họ đẩy cửa hầm, đi vào trong, rắc vôi bột, rắc cả những gian nhà phụ bên ngoài. Khi họ trở ra, cũng lại băng qua sân cỏ… Họ lặng lẽ bò qua sân cỏ, lẩn vào bóng những hàng cây dạ hợp trồng dọc theo hè phố”.Đúng là những hành động không giống những con người bình thường chút nào.Phải chăng những con người ấy cũng đang cầm tù chính mình bằng những suy nghĩ, hành động ma quái  khi kỳ thị người khác? Chính điều này cho ta thấy William Faulker sử dụng môtip cầm tù như biểu tượng cho thân phận của con người chứ không còn dừng lại ở chỗ miêu tả nỗi đau có tính chất cá nhân như trong môtip cầm tù của tiểu thuyết Gothic Châu Âu nữa.
 Yếu tố kỳ dị
Một trong những đặc trưng và cũng là đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật của tiểu thuyết Gothic là hệ thống các yếu tố kỳ dị. Việc sử dụng các yếu tố kỳ dị tạo nên không gian rất riêng của thể loại này: bí ẩn, u ám, kinh dị - thường được gọi là “bầu không khí Gothic. Được xem là “hình ảnh thu nhỏ” của tiểu thuyết Gothic, Bông hồng cho Emily có sự xuất hiện dày đặc của các yếu tố này. Yếu tố kỳ dị trong tiểu thuyết Gothic thường được gắn với sự hoang vu, một lịch sử lâu dài, các văn hóa và tôn giáo thời trung cổ. Tiểu thuyết Gothic Hoa kỳ tiếp nhận kỹ thuật xây dựng không gian của tiểu thuyết Gothic châu Âu, giữ lại màu sắc xưa cũ của bối cảnh, song đã chuyển nó vào cuộc sống hiện đại. Tương tự như vậy, việc sử dụng các yếu tố kỳ dị trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kỳ không còn xem mục đích lớn nhất là gây tâm lý sợ hãi, ám ảnh người đọc mà giờ đây chúng chuyển tải những vấn đề nhân sinh trong cuộc sống văn minh. Thông thường, các yếu tố kỳ dị trong tiểu thuyết Gothic thường được kể đến là: bối cảnh lâu đài, không khí bí ẩn và hồi hộp, lời tiên tri cổ, điểm xấu-tưởng tượng, sự kiện siêu nhiên, cảm xúc tiêu cực ở cường độ cao, nhân vật phụ nữ là nạn nhân, nhân vật phụ nữ bị đe dọa-ép buộc, các hệ thống hình ảnh và từ vựng Gothic. Khảo sát Bông hồng cho Emily có thể thấy truyện ngắn này sự dụng đến 6/9 yếu tố kể trên.
Bối cảnh phổ biến của tiểu thuyết Gothic là một lâu đài cổ, chứa những phòng bí mật, cầu thang ẩn hoặc tối, có nhiều chỗ hư hại. Ngôi nhà của cô Emily mang đầy đủ những đặc điểm trên, với “một căn phòng ở tầng trên mà bốn mươi năm qua không ai biết đến”, “cầu thang dẫn vào một nơi tối hơn” cả đại sảnh và sự tàn phá của thời gian in dấu trên mọi vật. Chỉ có điều nó đã được đơn giản hóa dạng thức từ lâu đài sang ngôi nhà để phù hợp với không gian chung là thị trấn Jefferson-đại diện của hệ thống hành chính hiện đại. Song, sự miêu tả ngôi nhà từ đầu tác phẩm-với những mái vòm cong, những chóp nhọn và nét sừng sững bướng bỉnh thách thức sự xâm lấn của gara và xưởng dệt bông-đến những làn bụi mờ trở đi trở lại suốt thiên truyện làm người đọc có cảm giác nó không khác gì một pháo đài tách biệt với thế giới bên ngoài. Điều đó có nghĩa là Faulkner đã giữ lại tính chất quan trọng nhất của yếu tố lâu đài trong tiểu thuyết Gothic: sự khép kín và bí ẩn. Sự hiện diện ngay từ đầu và xuyên suốt tác phẩm của ngôi nhà cũ kỹ, suy tàn đã phủ một cảm giác u ám lên toàn truyện ngắn.
Ngay từ câu đầu tiên, Faulkner đã xây dựng một không khí bí ẩn khi miêu tả tính hiếu kỳ của người dân trong vùng đối với cô Emily. Ở tiểu thuyết Gothic, những điều chưa biết thường gây cảm giác sợ hãi, còn ở đây chúng chỉ gây cảm giác khó hiểu, kỳ dị. Sự tách biệt thái quá đối với cuộc sống bên ngoài ngôi nhà, thái độ của cô đối với thời gian hay vụ mất tích không giải thích được của người yêu cô Emily… tất cả khiến người dân Jefferson-cũng như người đọc dễ nghĩ rằng cô bị điên. Nhưng không chỉ vậy, đi kèm với ý nghĩ đó còn có cảm giác tò mò bởi rõ ràng Faulkner không có ý định miêu tả một trường hợp tâm thần. Người đọc có thể rùng mình với những chi tiết như mùi hôi bất thường từ nhà cô Emily, ánh mắt lạnh lẽo của cô ở tiệm thuốc độc, hay hình ảnh cô đứng sững như tượng sau khung cửa sổ hoen rỉ trong đêm tối; nhưng vẫn chưa hoảng sợ thực sự cho đến khi bí mật được hé lộ vào phút cuối. Hình ảnh cái xác thối rữa còn hằn dấu ôm ấp không chỉ gây sợ hãi mà sau đó còn mang đến cảm giác thương xót cho bị kịch của nhân vật chính: muốn níu giữ thời gian-níu giữ quá khứ bằng cái chết.
Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Gothic là người phụ nữ u sầu, cô độc do bị bỏ rơi, và bị buộc phải làm một việc gì đó. Kiểu nhân vật này vừa gợi thương cảm vừa tô đậm không khí ảm đạm bao trùm tác phẩm. Ở truyện ngắn này, tuy người kể chuyện nói cô Emily đã thắng các nhà chức trách cũng như đã đánh bại cha ông họ trước đây, nhưng sự im lặng và những lần chống trả bắt buộc của cô làm người đọc thấy rằng cô Emily hoàn toàn yếu thế, bị bao vây bởi những phán xét của mọi người. Những lời tham phiền, yêu cầu, đề nghị của người dân Jefferson đối với cô Emily và hình ảnh ngôi nhà biệt lập rõ ràng đã thể hiện motif “bỏ tù”-motif phổ biến của văn học Gothic. Sự khác người, khó hiểu từ không gian sống đến cách giao tiếp làm cô Emily trở nên xa lạ và tách rời hẳn xã hội. Có quá nhiều thắc mắc về những gì đang diễn ra đằng sau cửa chính luôn đóng kín-đúng theo văn hóa truyền thống miền Nam Hoa Kỳ. Bởi vậy, mọi thứ liên quan đến cô Emily đều gây tò mò, bàn tán xì xầm và phỏng đoán. Giữa một thị trấn đang thay đổi với những công trình xây dựng mới, giữa một cộng đồng có tính cách chung là hiếu kỳ và hay bàn tán, cô Emily thực sự là một con người kỳ lạ, phù hợp một cách hoàn hảo với ngôi nhà biệt lập mà cô đang sống.
Không khí u ám bao trùm tác phẩm không chỉ xuất phát từ các chi tiết mà còn thể hiện ở mật độ sử dụng dày đặc các từ vựng Gothic. Hệ thống từ vựng Gothic của tiểu thuyết Gothic thường thuộc các trường nghĩa: sự bí ẩn, nỗi sợ hãi (hoặc nỗi buồn), sự bất ngờ, sự tức giận, sự rộng lớn. Như đã biết, ngôn ngữ văn chương có sức mạnh biểu cảm lớn. Hệ thống từ vựng Gothic góp phần đáng kể vào việc tạo nên bản sắc thể loại, nâng cao hiệu quả tạo không khí u ám, bí ẩn cho các chi tiết kỳ dị. (Các từ vựng Gothic được sử dụng trong Bông hồng cho Emily được thống kê trong phụ lục kèm theo.)
 Việc sử dụng các yếu tố kỳ dị trong Bông hồng cho Emily không những tạo nên không khí Gothic mà còn là một phương thức chuyển tải thông điệp nhân sinh: cái kỳ lạ, khác thường không đáng bị kỳ thị, xa lánh mà cần được thông cảm, sẻ chia.Những cái chết
Chết chóc là chi tiết không thể thiếu trong tiểu thuyết Gothic truyền thống. Ở ý nghĩa nguyên bản của thể loại, những cái chết tạo nên không khí u ám, cảm giác sợ hãi. Khi được sử dụng ở tiểu thuyết Gothic Hoa Kỳ, cái chết trở thành một biểu tượng, thể hiện những xung đột trong hai chiều thời gian: hiện tại – quá khứ. Bông hồng cho Emily cũng có những cái chết, việc tìm hiểu chúng sẽ giúp hiểu sâu thêm tác phẩm.
 Cái chết của cha cô Emily: bước đi của Định Mệnh
Cha cô Emily chết một cách tự nhiên – theo cái nhìn của người dân Jefferson. Với đặc điểm này, cái chết của ông được biết đến với tư cách một tai nạn, một rủi ro trong cuộc sống và là nguyên nhân gây ra tình trạng cô độc của cô Emily. Như đã nói ở trên, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Gothic là người phụ nữ bị bỏ rơi do cố ý hoặc do một tai nạn. Nếu hiểu đơn giản như vậy thì cái chết của cha cô Emily chỉ đơn giản đóng vai trò tạo bối cảnh cho tâm lý nhân vật Emily. Cần phải lưu ý rằng Faulkner là người đặc biệt chú ý đến vấn đề Định Mệnh, và đối với nhân vật Emily, sự cô độc mà cô phải chịu đựng chính là Định Mệnh của cô. Hình ảnh ngôi nhà cũ kỹ đang hư hại quanh năm đóng cửa cùng những lời bàn tán của người dân trong vùng cho thấy không gian tồn tại của cô Emily là không gian cầm tù. Từ mái ấm gia đình cho đến xã hội, tất thảy đều đồng lõa với nhau giam hãm cô về mặt tinh thần. Ở đây có mối quan hệ hai chiều: cô Emily vốn mang bản chất hướng nội; và cộng đồng hiếu kỳ, sôi nổi không chấp nhận những điều khác mình đẩy bản chất đó tới điểm mút của nó: khép kín hoàn toàn, từ chối các tác động từ bên ngoài. Định mệnh cô độc đeo đuổi cô, hiện diện trong mọi quan hệ đời sống của cô. Nếu nhìn nhận vấn đề theo hướng này, có thể coi cái chết của cha cô là một bước đi bắt buộc của số mệnh, đẩy cô đến gần hơn định mệnh đã dành sẵn cho mình. Tuy cha cô luôn xua đuổi các chàng trai đến nhà chơi, song thực sự thì cái chết của ông đã chấm dứt sự giao tiếp thông thường – hàng ngày của cô Emily. Và như người đọc được biết, “sau khi cha cô mất, cô ít khi ra ngoài”.
 Cái chết của cô Emily: sự sụp đổ của truyền thống
Giống như cái chết của cha cô, cái chết của cô được biết đến với nguyên nhân tự nhiên – cô Emily bị bệnh khá lâu trước đó. Tuy vậy, chính sự tự nhiên này gây thắc mắc. Cô Emily say mê quá khứ, tự chối hiện tại, cô độc trong không gian mục rữa của ngôi nhà. Vậy tại sao cô vẫn tiếp tục sống sau khi cha đã chết, người yêu đã mất tích? Tâm lý thông thường sẽ dẫn đến một vụ tự tử khi người ta không còn gì để lưu luyến nữa. Vậy lý do là gì? Thực ra, cô Emily chỉ quay lưng với cuộc sống hiện đại, chứ chúng ta không có bằng chứng để kết luận cô chán ghét sự sống. Dòng họ Grierson chắc hẳn đã có một quá khứ vàng son, đứng vào danh sách những dòng họ sang trọng, danh giá nhất trong vùng. Song cuộc sống càng ngày càng đổi thay và văn minh xâm lấn, làm rạn vỡ dần truyền thống. Đóng cửa chính và chỉ mở ra vào những dịp trọng đại vốn là truyền thống ở miền Nam Hoa Kỳ, vậy mà giờ đây người dân Jefferson lại thấy đó là điều lập dị, luôn muốn tìm hiểu xem cái gì đang diễn ra sau cánh cửa ấy. Cô Emily đóng cửa như một cách bảo vệ truyền thống. Cửa chính nhà cô Emily là bản lề ngăn cách hai vùng không gian: bên trong là quá khứ với sự hư hại, những đồ vật hoen rỉ, mốc meo và bụi dày đặc; bên ngoài là hiện tại đang đổi thay từng ngày với những gara và xưởng dệt bông. Cô Emily ở trong không gian quá khứ đó là đúng với tâm lý hoài cổ của cô, cô không cần phải tìm đến cái chết. Vì vậy, việc cô Emily chết là biểu hiện của một quá khứ, một truyền thống đã đến lúc sụp đổ. Người dân Jefferson khi đó coi cô là một tượng đài, thái độ ấy giống như đề cao, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc công nhận rằng quá khứ đã vĩnh viễn mất đi vì không còn ai lưu giữ nó nữa. Điều này phù hợp với quan niệm của Faulkner, ông coi sự sụp đổ của xã hội và truyền thống miền Nam là Định Mệnh.
 Cái chết của người yêu cô Emily: sự hoài tiếc quá khứ
Đây là cái chết gây sợ hãi nhất, mang đậm màu sắc Gothic nhất. Việc Homer Baron bị đầu độc không được miêu tả trực tiếp, người đọc phải xâu chuỗi nhiều chi tiết để đi đến kết luận ấy. Không phải là cái chết tự nhiên nên ý nghĩa biểu trưng của nó cần được khám phá từ bên ngoài – nguyên nhân cái chết – hơn là bản thân nó. Giết người yêu để giữ người đó mãi bên cạnh mình – đó có vẻ là một cách yêu thương quái đản. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc cô Emily giết Homer Baron không chỉ là cách phản ứng của cá nhân đối với cá nhân. Đó là phản ứng của cá nhân đối với cả xã hội. Homer Baron là thực thể sống động duy nhất đối với cô Emily – khi hai người yêu nhau và sau này cũng vậy. Nỗi sợ hãi về cuộc sống đang thay đổi và sự lạc lõng của chính mình làm cô Emily muốn biến tất cả thành quá khứ. Thời gian đối với mọi người là thời gian dòng chảy, còn đối với cô Emily, nó là thời gian giọt – ngưng đọng. Hành động của cô – nếu xem xét về mặt tâm lý – vừa đáng giận, vừa đáng thương. Nhưng ở tầng nghĩa triết lý của nó, là một biểu hiện của con người  hoài tiếc quá khứ.
Vượt ra khỏi mục đích giải trí thông thường trong tiểu thuyết Gothic truyền thống, cái chết trong Bông hồng cho Emily là một biểu tượng đa diện, mà mỗi mặt của nó lại đem đến sự tri nhận sâu sắc hơn về cuộc sống.