Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Không gia đình - (Sans famille) - Hector Malot



Không gia đình (tiếng Pháp: Sans famille), còn được dịch là Vô gia đình, có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm đã được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại tác phẩm và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, Không gia đình đã trở thành quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới.

Không gia đình kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ. rồi dẫn đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động lấy mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẩn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích.
Bên cạnh Rêmi có chú bé nghệ sĩ Matchia khôn ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cộng với tấm lòng vàng, con chó Capi khôn như người và rất có nghĩa, con khỉ Giôlicơ liên láu và đáng thương... Những con người và con vật ấy ở đây được dựng lên linh hoạt như sống, gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.
 

Qua câu chuyện phiêu lưu hết sức hấp dẫn của chú bé Rêmi, người ta thấy quyển sách ca ngợi lao động, ca ngợi tin thần tự lập và tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập quán xoay xở tháo vát, đề cao nghệ thuật, khuyến khích tình bạn chân chính. Nó phản ánh cảnh lao động và sinh hoạt bấp bênh, nguy hiểm, đầy đe dọa của những người thợ mỏ và của nhân dân lao động thành phố trong xã hội tư sản Đồng thời nó thể hiện cái thực tế là tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp ở về phía những người lao động. Quyển sách lại diễn tả nhiều cảnh nông thôn và thành thị, giúp bạn đọc thêm phần hứng thú trong khi theo dõi câu chuyện, lại có thể mở rộng tầm hiểu biết.



Nguon:Wikipedia

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Ruồi trâu (tiểu thuyết) - Ethel Lilian Voynich

Tập tin:Ruoi Trau.jpg
Ruồi trâu là tên một cuốn tiểu thuyết của Ethel Lilian Voynich, đã được xuất bản năm 1897 tại Hoa Kỳ (tháng 6) và Anh (tháng 9).
Khi được dịch và xuất bản ở Nga vào năm 1898, tác phẩm này đã lập tức gây được tiếng vang rộng rãi trong độc giả, đặc biệt là sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Tiểu thuyết đã là cuốn sách bán chạy nhất ở Liên Xô khi đó và cũng rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Cho đến khi tác giả mất thì số lượng đầu sách bán ra là khoảng 2.500.000 bản ở Liên Xô. Nhiều thế hệ người dân ở đây và các nước xã hội chủ nghĩa đã lớn lên dưới ảnh hưởng của tác phẩm này và tinh thần khắc kỷ của nhân vật chính - Arthur (Áctơ) bí danh "Ruồi trâu", chàng thanh niên đã hiến dâng cả cuộc đời, hy sinh tất cả tình cảm riêng tư cho lý tưởng cách mạng.

Nội dung tóm tắt


Nguon: Wikipedia.

Áctơ là một chàng trai trẻ, hiền lành, thánh thiện, sinh trưởng từ trong một gia đình tư sản Anh. Môngtaneli là một cố đạo, giám đốc trường dòng thánh Pidơ, trong mối quan hệ thường đối xử với Áctơ như con đẻ của mình và Áctơ cũng rất gần gũi, tôn trọng ông. Từ khi mẹ Áctơ mất thì mối quan hệ đó càng khăng khít hơn. Nhưng từ khi Áctơ có thêm niềm say mê mới, tham gia Nước Ý trẻ cùng các bạn sinh viên khác, đấu tranh cho nền Cộng hoà và đồng thời có một lý tưởng mới và rõ hơn về tôn giáo thì anh đã thay đổi suy nghĩ về Môngtaneli. Năm năm trước, ông đối với Áctơ như là một người anh hùng lý tưởng thì giờ đây, anh có cảm tưởng rằng Môngtaneli là một nhà tiên tri tương lai của tín ngưỡng mới. Áctơ tham gia đoàn thể Nước Ý trẻ và anh có tình cảm đặc biệt với Giêma, nhưng Giêma lại theo Ki-tô giáo kháng cách còn anh thì khác đạo với cô. Áctơ không chỉ là một thanh niên mang chất "thép" của người cách mạng mà anh còn là con người sống giàu tình cảm...Áctơ đã từng bị Gieme nghi ngờ, và anh đã cảm thấy như bị xúc phạm, đau đớn cho bản thân, nhưng không vì thế mà ngọn lửa tình cảm của anh đối với cô bị lụi tàn. Sau một lần xưng tội với một linh mục, ông này lại là tay sai của đế quốc Áo, Áctơ và nhóm của anh đã bị bắt giữ. Cùng lúc đó, anh đã biết được sự thật: anh chính là đứa con ngoài giá thú của vị cố đạo, vì ông theo Công giáo nên không dám công khai sự thật này. Sự thật biết được quả là đau đớn: anh ta bị cha của mình lừa, giáo hội lừa, Giêma thì nghi ngờ...Sau khi được thả ra, anh đã bắt đầu một cuộc sống mới, lưu lạc qua Nam Mỹ, gặp nhiều hiểm nguy, nỗi bất hạnh, cay đắng và trở thành một người khác có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo hơn với tên Rivarex hay bí danh là Ruồi trâu. Con đường hoạt động của anh càng ngày càng đối lập hoàn toàn với người cha, Hồng y Môntaneli. Anh đã trở lại nước Ý để phục thù những gì đã lừa dối anh, ngoại trừ cha mình. Trong một cuộc trận đấu với bọn mật thám, Ruồi trâu bị bắt và bị kết án tử hình. Nhưng anh hoàn toàn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện trước cái chết này, "Phần tôi, tôi sẽ bước ra pháp trường, tâm hồn thư thái như bất kỳ chú bé nào đang về nhà nghỉ ngơi. Tôi đã làm xong công việc được giao phó, và bản án tử hình kia là bằng chứng cho thấy tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn". Anh chỉ còn niềm ao ước cuối là nói với Giêma, rằng anh rất yêu cô cho đến tận những giây phút cuối đời này. Anh đã viết câu thơ về cuộc đời của mình :
Vẫn là ta
Chú ruồi sung sướng
Sống xứng đáng chết
Chẳng vấn vương
Cái chết của anh đã để lại trong lòng vị Hồng y bao nỗi dằn vặt, day dứt và cuối cùng cái chết cũng đến với ông. Lý trí của hai người đã chiến thắng, nhưng đã phải trả giá cho điều này là sự cay đắng và vết thương không bao giờ liền trong trái tim họ.

Ý nghĩa

Nội dung chính của câu chuyện là cuộc đấu tranh dai dẳng, không khoan nhượng giữa người cha và đứa con ngoài giá thú của ông. Hai con người này đại diện cho hai thế giới hoàn toàn đối lập nhau về lý tưởng sống, về chính trị và tôn giáo. Đến những giây phút cuối cùng, họ vẫn giữ vững niềm tin mà mỗi người đã lựa chọn, từ bỏ tiếng gọi của tình cảm ruột thịt mà đi theo tiếng gọi của lý trí. Cuộc đấu tranh bên ngoài dữ dội bao nhiêu thì cuộc giằng xé trong lòng mặc dù âm ỉ nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Từ một con người hiền lành, cuộc đời đã biến Áctơ thành một Ruồi trâu sắc sảo, khôn khéo và tài giỏi. Nhưng bản chất con người đầy tình yêu thương tha thiết, có một trái tim nhân hậu vẫn còn nguyên trong con người anh. Mặc dù cái chết đến với mình nhưng anh cảm thấy thanh thản vì đã có một cuộc sống hạnh phúc do đã được sống, chiến đấu và chết vì những lý tưởng, hoài bão cao đẹp mà cả cuộc đời anh đã theo đuổi cống hiến.

- Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm đã từng nhắc tới Ruồi trâu và Giêma trong nhật ký của mình.
- Trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy, nhân vật chính Pavel đã đọc cuốn Ruồi trâu cho tất cả nhưng đồng chí của mình cùng nghe và chia sẻ tình cảm ngưỡng mộ với Ruồi trâu, một con người đã sống vì lý tưởng cách mạng: "Câu chuyện bi thảm thật. Ai mà tưởng tượng được có những con người bản lĩnh như thế trên đời này. Một con người thường không thể chịu cực hình đến độ ấy. Nhưng khi người ấy vì lý tưởng mà chiến đấu thì nhất định giữ vững được tinh thần".
- Câu truyện có hơi hướng tôn giáo và mô-típ về cái chết của đứa con ngoài giá thú của một Hồng y giáo chủ mang ý nghĩa "cái gì ăn cắp được từ Chúa sẽ phải trả lại cho Chúa", gần giống truyện Tiếng chim hót trong bụi mận gai.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

TIENG CHIM HOT TRONG BUI MAN GAI - hay Những con chim ẩn mình chờ chết(The Thorn Birds)

Tập tin:Tieng chim hot trong bui man gai.jpg

Hoàn cảnh sáng tác

Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của nữ văn sĩ Colleen McCullough, ngay khi vừa xuất bản (1977) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn theo chiều gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, nhân viên y tế là nghề chính của bà.
Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi cuốn tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" đem lại vinh quang cho tác giả thì Colleen McCullough chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở bang New South Wales (Australia) trong gia đình một công nhân xây dựng. Thuở nhỏ, Colleen mơ ước trở thành bác sĩ nhưng không có điều kiện để theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như thư viện, làm báo, công tác thư viện, dạy dỗ để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y.
Năm 1974, bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm. "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bầ vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.
Vui sướng vì thành công nhưng Colleen không thích nổi danh mà chỉ muốn tìm một nơi yên tĩnh để tập trung sáng tác. Hòn đảo Norfork (Australia) với bờ biển hoang dại, tĩnh mịch và cảnh vật thiên nhiên đẹp tuyệt vời đã cuốn hút bà. Chính tại nơi này, bà đã gặp được Ric - người đã gắn bó suốt đời cùng bà.
Ngoài sáng tác, sưu tầm tác phẩm điêu khắc, pha lê, đồ dùng làm bếp và giày là niềm yêu thích của bà. Hiện tại, nhà của Colleen có tới hơn 500 đôi giày Italia! Không chỉ nổi nhờ "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", các tác phẩm "Người đến từ thành Rome", "Cuộc chạy trốn của Morgan" của bà cũng rất gần gũi với công chúng yêu sách.

Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuất bản vào mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London, Sydney - Ít lâu sau đã được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Đây là tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học thế giới hiện đại.

Con chim đi tìm cây mận gai để lao ngực vào chính là nhân vật Meggie trong truyện. Và Meggie thì đại diện cho những người phụ nữ có những khát khao đam mê và yêu thương mãnh liệt nhưng đã bị những định kiến cổ lỗ của xã hội chà đạp lên số phận, trở thành người phụ nữ bất hạnh. Tuy nhiên nó cũng là tiếng nói thức tỉnh người ta phải nhìn nhận lại về người phụ nữ và quan niệm của xã hội về người phụ nữ. Số phận cô gái Mecghi, số phận con chim ấy thật bi thương nhưng... đẹp và cao cả.

Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Meggie bé bỏng
Bằng con tim với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi!
Không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai…

Meggie đã có một cuộc đời kiêu hãnh trong giông bão của tình yêu, và cuối cùng người phụ nữ đó cũng đã phải trả giá bằng những trái đắng trong cuộc đời. Nhưng Meggie không bao giờ hối hận, "Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ...".

Tiếng chim hót trong bụi mận gai là câu chuyện tình giữa Meggie Cleary và vị cha xứ Ralph de Bricassart. Meggie cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke O'Neill - một người làm công cho gia đình cô, nhưng chẳng bao lâu sau cô và cha Ralph lại đoàn tụ, cuộc tình của họ đã gây ra nhiều bi kịch...

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy".

"Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!".

... Có một truyền thuyết về người con gái chỉ yêu một lần duy nhất trong đời, nhưng nàng yêu bằng một tình yêu mãnh liệt nhất thế gian. Có lần nàng quyết bỏ đi tìm tình yêu đích thực của đời mình, qua bao cạm bẫy và ngang trái của đời thường, người con gái vẫn quyết lao vào ngọn lửa tình yêu mặc dù biết có thể mình sẽ bị thiêu trụi trong đó. Vượt lên trên mọi nỗi đau khổ khôn tả, nàng đã chiến thắng cả đức Chúa Trời để giành lại người mình yêu. Một tình yêu duy nhất nhưng cả thế gian phải lặng đi để chiêm ngưỡng, và chính thượng đế trên thiên đình cũng phải ghen tị BỞI VÌ TẤT CẢ NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT CHỈ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC KHI TA CHỊU TRẢ GIÁ BẰNG NỖI ĐAU KHỔ VĨ ĐẠI... Người con gái đó chính là Meggie, nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai, dám đoạt tình yêu vĩ đại từ tay Chúa. Và ngày nay có bao nhiêu người con gái dám yêu hết mình, dám đi đến cùng của thử thách để giành lại cho mình một tình yêu đích thực...?!

Có một niềm tin rằng, trong đời của con người, người ta chỉ thực sự yêu hết mình một lần duy nhất, cháy hết mình một lần duy nhất đến tận giọt nến cuối cùng, cho một tình yêu duy nhất, mà cái na ná như thế thì gặp nhiều trong cuộc đời nhưng nó chỉ có một. Đó chính là bài hát duy nhất trong đời của con chim lao đầu vào bụi mận gai. Nó không biết tại sao, sức mạnh gì buộc nó lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất, và cũng không hiểu được tại sao nó có thể chết mà vẫn hót cái bài ca mà cả thế gian lặng đi lắng nghe. Nhưng con người, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Chúng ta biết tình yêu không phải chỉ là vị ngọt, nó có cả vị mặn của nước mắt, vị cay của ghen tuông, vị chua của hiểu nhầm, vị chát của "cái tôi", và vị đắng của chia ly mà rất nhiều khi, cái vị ngọt ngào của hạnh phúc trong cả cuộc yêu người ta chỉ nếm được một lần. Nhưng cái gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có nếu chúng ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Bởi vậy nên ta vẫn cứ lao ngực vào bụi mận gai - sẽ vẫn vắt kiệt sức mình vì tình yêu, dù biết nó có thể vô cùng đau đớn - để được nếm giọt mật ngọt tình yêu - quà tặng vĩ đại của cuộc sống, hay đơn giản chỉ để biết rằng mình-đã-từng-yêu. Đó chính là bài ca đẹp nhất của cuộc đời con người mà "khiến cả thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười."

Bởi thế nên Meggie vẫn yêu Ralph, bắt đầu hoài thai bằng tình yêu thơ ngây trong sáng của cô bé con, rồi trăn trở lớn lên thành sự khao khát chiếm hữu của người đàn bà, và mãi mãi khôn nguôi với yêu và hận của người phụ nữ. Cả cuộc đời, chỉ một tình yêu duy nhất. Dù đau đớn đến đâu, chạy đến đâu, vùng vẫy đến đâu, rồi lại quay lại với tình yêu khắc khoải đấy. Dù biết rằng mình sẽ không bao giờ có được hoàn toàn người đàn ông ấy, cả trái tim lẫn con người, đấu tranh và giằng xé, để rồi lại thấy mình tiếp tục yêu. Chấp nhận cái tình yêu đến trọn đời với con người luôn ngoài tầm tay với đó.


Ralph chẳng có tội vì là một thầy tu. Ralph tội nghiệp vì sự ngu ngốc của mình, (mà cũng là sự ngu ngốc của loài người?!) - vì đã đặt lên trên tình yêu những điều khác nữa, vì đã không dám lao ngực vào đến tận cùng của chiếc gai, để dù chết cũng đã từng hạnh phúc, trọn vẹn. Mà loài người, không phải trong tiểu thuyết, hình như cũng vậy mà thôi, rõ rệt hơn trong hình ảnh đàn ông thì phải. Con người, hay đàn ông, thường có cái ước mơ trở thành một-cái-gì-đó-vĩ-đại, còn tình yêu (và phụ nữ) dù quan trọng đến đâu cũng chỉ đứng thứ nhì. Nhưng dù sao vẫn thấy yêu quý Ralph, cũng như những người phụ nữ cuối cùng vẫn luôn yêu những người đàn ông dù họ chỉ đặt mình ở vị trí thứ hai - ta yêu họ vì chính sai lầm (theo ý nghĩ của ta) của họ. Ralph đã yêu với tình yêu của một con người bình thường bị chi phối bởi nhiều thứ vô hình khác trên thế giới bình thường hơn là tình yêu. Ông cũng đã từng dám vượt qua ranh giới để nếm vị ngọt của tình yêu, để biết được cái cảm giác thức dậy vào buổi sáng bên cạnh một người phụ nữ, ấm áp và đầy phước lành, để biết được cái cuộc đời trần tục mà thiêng liêng, và cũng để suốt đời đau khổ trong cái lồng tự tạo của mình vì đã không đủ dũng cảm bước xa hơn nữa.

"...Cô bé Meggie yêu Đức Cha Ralph nhưng bị cách trở do người cha tu hành. Từ tình yêu bị ngăn trở dẫn đến hận thù, khi gặp anh chàng Luke, 1 con người mà dường như lúc ấy Meggie cảm thấy gần như hoàn hảo, cô đã ngả lòng về phía Luke mà ko hay còn 1 người đang yêu cô say đắm nhưng ko thể đến với cô. Nhưng khi hôn Luke, cô cảm thấy 1 cảm giác ghê tởm, ko như khi cô hôn Ralph, cảm giác hạnh phúc ngập tràn.

Khi cô có người con gái với Luke, cô càng cảm thấy xa lánh Luke hơn. Thế là khi Ralph tìm đến, Maggie ko cầm lòng được và đã lao vào vòng tay của Ralph và cô đã qua đêm cùng Ralph. Cô có thai nhưng cô ko cho Ralph biết đó là con của Ralph mà nói đó là con của Luke. Sau này, khi người con trai đó lớn lên, cô gửi nó vào tu viện nơi đức cha Ralph ( mà bây giờ là Tổng Giám Mục) ở. Ralph đã thương yêu anh ta như anh ta chính là con ruột mình. Một hôm, người con trai của Maggie đã chết đuối khi cứu người khác. Ralph đã đến xin lỗi Maggie vì ko cứu được và Maggie đã nói cho Ralph biết sự thật. Khi đi về viện, cha Ralph đã đau lòng đến mức vỡ tim mà chết."


 

                                                                                                                                                                            Nguon:Wikipedia

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

NHUNG BAI HAT TRUYEN THONG DI QUA NAM THANG


HA NOI MUA NAY VANG NHUNG CON MUA
Nhac va loi: TRUONG QUY HAI
Tac gia trinh bay


GIOT NANG BEN THEM
Nhac va loi: TRUONG QUY HAI
Tac gia trinh bay


THANH PHO TINH YEU VA NOI NHO
Nhac : Pham Minh Tuan
Ca si: Trong Tan

THUYEN VA BIEN
Tho: Xuan Quynh
Nhac: Phan Huynh Dieu
Ca si: Quang Ly


MOT DOI NGUOI MOT RUNG CAY
Nhac: Tran Long An
Ca si: Quang Dung


VE QUE
Nhac : Pho Duc Phuong
Ca si: Quang Linh


TRO VE DONG SONG TUOI THO
Nhac: Hoang Hiep
Ca si: My Linh


TINH CA
Nhac: Hoang Viet
Ca si: Quang Ly


KHAT VONG
Nhac: Pham Minh Tuan
Ca si: Quang Dung


NHUNG ANH SAO DEM
Nhac : Phan Huynh Dieu
Trinh bay: Ngoc Tan va dan nhac Mua Thu


DEM THANH PHO DAY SAO
Nhac: Tran Long An
Ca si: Quang Dung



Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

NHUNG BAI HAT MOT THOI TOI YEU !


CON DUONG TINH TA DI
Nhac" Pham Duy
Ca si: Duy Quang-Thai Hien



TOI MUON
Nhac : Le Huu Ha
Ca si: Elvis Phuong


HAY NGUOC MAT NHIN DOI
Nhac : Le Huu Ha
Ca si: Elvis Phuong


YEU EM
Nhac : Le Huu Ha
Ca si: Elvis Phuong


YEU NGUOI YEU DOI
Nhac : Le Huu Ha
Ca si: Elvis Phuong


MONG DUOI HOA
Tho: Dinh Hung-Nhac: Pham Donh Chuong
Ca si: Duy Trac


MUA THU CHO EM
Nhac: Ngo Thuy Mien
Ca si: Le Thu


BAN TINH CUOI
Nhac: Ngo Thuy Mien
Ca si: Le Thu


MOT DOI YEU EM
Nhac: Tran Thien Rhanh
Ca si: Nhat Truong

HOAI CAM
Nhac : Cung Tien
Ca si: Si Phu


BAY GIO THANG MAY
ST: Tu Cong Phung
Ca si: Si Phu


CONMOT CHUT GI DE NHO
Tho: Vu Huu Dinh
Nhac:: Pham Duy
Ca si: Si Phu


NGAM NGUI
Tho:Huy Can
Nhac: Pham Duy
Ca si: Le Thu