Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Jack London-Tình Yêu Cuộc sống

Tập tin:JackLondon02.jpeg

Jack London (12 tháng 1/1876- 22 tháng 11/1916nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life), Nanh trắng (White Fang) và hơn 50 tác phẩm khác.
Ông là một người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại đang thịnh hành lúc bấy giờ, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn. Ở Việt Nam, một số tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt và được độc giả yêu thích như Gót sắt, Nhóm lửa...

Nhắc đến Jack London, người ta thường nghĩ ngay đến Tiếng gọi nơi hoang dã, thế nhưng bên cạnh kiệt tác ấy, ông còn rất nhiều tác phẩm xuất sắc khác. Tình yêu cuộc sống chính là một tác phẩm như vậy.
Tình yêu cuộc sống là tên một truyện ngắn trong tuyển tập cùng tên. Nội dung kể về cuộc đấu tranh sinh tồn giản đơn mà lại vô cùng khốc liệt. Sự sống và cái chết dường như chưa bao giờ thật đến thế, gần nhau đến thế. Một con người sắp chết đói và một con sói cũng sắp chết đói, cả hai đều muốn sống… Một nỗi khát sống mãnh liệt và trần trụi đến ngỡ ngàng.
Chẳng cần những bi kịch tinh thần sâu xa, chẳng cần những xung đột ngoại cảnh dữ dội, bản năng của con người dẫn dắt tất cả. Jack London thể hiện tài năng ở chỗ đã nắm bắt bản năng đó một cáchthật sâu sắc và miêu tả nó một cách hết sức sống động với người đọc. Tình yêu cuộc sống có lẽ là một trong những truyện ngắn ấn tượng nhất đối với cá nhân tôi.

Tình Yêu Cuộc sống


Họ hì hụi tập tễnh xuống bờ suối, và có lần gã đi đầu trong số hai người loạng choạng giữa lớp đá lởm chởm. Họ mệt, yếu lử lả và mặt họ thuỗn ra cái vẻ nhẫn nại do chịu đựng gian khổ đã lâu. Họ đeo những bó nặng bọc mềm có quai đeo vào vai. Những bọc này còn có những đai đầu quàng qua trán cho đỡ nặng. Mỗi người mang một cây súng trường. Họ bước đi trong tư thế lom khom, vai chúi hẳn về đằng trước, đầu còn nhô xa hơn, mắt cúi gằm xuống đất.
- Giá như chúng mình có hai viên đạn ở chỗ giấu của chúng mình - người thứ hai nói.
Giọng gã hoàn toàn vô cảm một cách buồn tẻ. Gã nói không một chút hào hứng; và người đi đầu trật trà trật trưỡng trong dòng suối trắng như sữa sủi bọt trên những mô đá, không buồn trả lời.
Gã kia theo sát gót hắn ta. Họ không cởi giày, tất gì hết, mặc dầu nước giá lạnh, lạnh đến nỗi đau cả mắt cá và bàn chân tê cóng. Có những chỗ, nước xô vào đầu gối họ, và cả hai chệnh choạng quờ tìm chỗ đặt chân.
Gã đi sau trượt chân trên một phiến đá nhẵn lì, suýt ngã, nhưng hết sức cố gắng gượng dậy, đồng thời ré lên một tiếng kêu đau. Gã có vẻ lả đi, chóng mặt và trong khi lảo đảo, giơ bàn tay rảnh ra như muốn níu vào không khí. Khi đứng vững rồi, gã bước tiếp nhưng lại lảo đảo và suýt ngã lần nữa. Rồi gã đứng im và nhìn người kia, tay này không ngoảnh đầu lại lấy một lần.
Gã đứng im cả một phút như bàn luận với chính mình, rồi lên tiếng gọi:
- Này Bil, mình bị trẹo mắt cá rồi.
Bil vẫn ngật ngưỡng đi qua dòng nước trắng sữa. Hắn không quay lại nhìn. Gã kia ngó theo hắn đi và tuy mặt gã vẫn đờ đẫn như trước, nhưng cặp mắt thì lại như mắt một con nai bị thương.
Người nọ tập tễnh lên bờ bên kia và tiếp tục đi thẳng không nhìn lại. Gã ở giữa dòng ngó theo. Môi gã run rẩy khiến lớp lông nâu phủ bên trên động đậy rõ rệt. Cả lưỡi gã cũng thè ra liếm môi.
- Bil ! - gã gọi to
Đó là tiếng kêu khẩn cầu của một người khoẻ mạnh trong cơn quẫn bách, nhưng Bil không ngoái đầu lại. Gã kia nhìn theo hắn đi, tập tễnh đến tức cười và loạng quạng tiến dần từng bước theo bờ dốc thoải hướng tới nét lượn mềm in lên nền trời của trái đồi thấp. Gã nhìn theo cho đến khi Bil đi qua đỉnh đồi và biến mất. Rồi gã xoay hướng nhìn và từ từ đảo mắt vòng quanh thế giới còn lại với gã giờ đây khi Bil đã đi khỏi.
Gần chân trời , vầng dương thoi thóp mờ mờ, gần như bị những đám sương mù và hơi không ra hình thù gì che khuất, gây một cảm giác về tảng khối và đậm đặc không đường nét hoặc không cụ thể. gã rút đồng hồ ra xem, dồn trọng lượng toàn thân trên một chân. Đã bốn giờ và vì đận này đã gần cuối tháng bảy hay đầu tháng tám - trong vòng một, hai tuần nay, gã không còn nhớ đích xác ngày tháng - gã biết là mặt trời lúc này ang áng chỉ hướng tây bắc. Gã nhìn về phía nam và biết răng đâu đó bên kia những trái đồi heo hút này, là Hồ Gấu Lớn; gã cũng biết rằng ở phía ấy vòng tròn bắc cực cắt ngang vùng hoang địa Canada. Con suối mà gã đang đứng giữa dòng là một nguồn tiếp nước ra sông Mỏ Đồng, sông này lại chảy theo hướng bắc đổ vào Vịnh Đăng Quang và Bắc Băng Dương. Gã chưa bao giờ tới đó, nhưng gã đã thấy nơi ấy một lần trên một tấm bản đồ của công ty Vịnh Haxđơn.
Một lần nữa, mắt gã lại đảo khắp một vong cái thế giới quanh gã. Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ cũng chẳng có cỏ, chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm, khiến cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã.
- Bil ! - gã thì thào, một lần rồi hai lần : - Bil !
Gã co ro giữa dòng nước trắng sữa, như thể khoảng không rộng lớn đang ép lên gã với một sức mạnh áp đảo, đè dí gã một cách thô bạo với sự uy nghi đầy tự mãn của nó. Gã bắt đầu run lên như cơn sốt, cho đến khi cây súng rơi đánh tõm khỏi tay gã . Điều đó có tác dụng khuấy động gã. Gã đấu tranh với nỗi sợ và trấn tĩnh lại, mò xuống nước nhặt cây súng lên. Gã nhích cái bọc qua về phía vai trái, để chuyển bớt một phần trọng lượng khỏi đè lên phía mắt cá bị thương. Rồi gã từ từ và thận trọng tiến vào bờ, mặt nhăn nhó vì đau.
Gã không dừng lại. Với một sự tuyệt vọng như điên, bất kể đau, gã hối hả lên dốc tới tận đỉnh đồi, nơi ban gã đã đi khuất, dáng vẻ còn tức cười hơn nhiều so với tay bạn tập tễnh, ngật ngưỡng nọ. Nhưng tới đỉnh, gã trông thấy một thung lũng nông, trống vắng sự sống. Gã lại đấu tranh với cái sợ, vựot lên được , nhích thêm cái bọc qua nửa vòng phía vai trái và tiếp tục lảo đảo xuống dốc.
Đáy thung lũng sũng nước được lớp rêu dày, tựa bọt biển, hút xâm xấp trên mặt. Nước ấy, cứ mỗi bước, lại bắn vọt từ dưới chân gã và mỗi lần gã nhấc chân lên, lại nghe kêu đánh oạp khi lớp rêu ướt miễn cưỡng nhả ra. Gã lách đường từ đám lầy này sang đám lầy khác và dò theo dấu chân của người kia, dọc, ngang những gờ đá lô nhô như những hòn đảo nhỏ giữa biển rêu.
Tuy có một mình, nhưng gã không lạc. Gã biết đi quá nữa, gã sẽ đến chỗ có những cây vân sam và linh sam chết nhỏ xíu và quắt queo bên bờ một con hồ nhỏ, Titsinisili, tiếng địa phương có nghĩa là " Vùng đất của những chiếc que nhỏ ". Và chảy vào hồ ấy, là một con suối nhỏ, nước không lờ lờ màu trắng sữa. Trên bờ dòng suối này có cỏ bấc, điều này gã nhớ rất rõ, nhưng không có cây to, và gã sẽ ngược theo nó đến đầu nguồn của một đường phân thuỷ. Gã sẽ qua đường phân thuỷ đó, tới đầu nguồn một con suối khác chảy vào sông, ở đấy gã sẽ tìm thấy một chỗ cất giấu dưới một cái xuồng lật xấp, với nhiều phiến đá xếp chồng lên trên. Và trong chỗ cất giấu ấy, sẽ có đạn cho cây súng rỗng không của gã, lưỡi câu và dây câu, một cái lưỡi nhỏ , tất cả những thứ đó dùng cho việc giết và bẫy mồi làm thức ăn. Gã cũng sẽ tìm thấy bột mì, không nhiều, một miếng thịt lợn và chút ít đậu.
Bil sẽ đợi gã ở đó và họ sẽ chèo xuồng xuôi về nam trên sông Đijơ đến Hồ Gấu Lớn. Và họ sẽ xuyên qua hồ về phía nam, cứ phía nam đi miết cho đến khi tới sông Meckenji. và lại hướng nam, vẫn hướng nam, họ sẽ tiếp tục đi, trong khi mùa đông hoài công đuổi theo họ, băng đóng trong những xoáy nước, và ngày trở nên lạnh giá và hanh, cứ hướng nam mà tiến, đến một trạm ấm áp nào đó của công ty Vịnh Haxđơn, ở đó có cây mọc cao và thoáng, ở đó có ê hề đồ ăn, thức uống.
Đó là những ý nghĩ của người đàn ông này, khi gã gắng sức dấn bước. Nhưng dầu nỗ lực mấy về thể xác, gã cũng nỗ lực không kém về tinh thần, cố nghĩ rằng Bil không bỏ gã, rằng Bil chắc chắn sẽ chờ gã ở chỗ cất giấu. Gã buộc phải nghĩ vậy, nếu không thì việc gì phải ráng sức, cứ nằm xuống và chết cho rồi. Và trong khi mặt trời như quả cầu mờ từ từ lặn xuống mé tây bắc, gã điểm qua suốt lượt, nhiều lần, từng phần một chặng đương trốn chạy xuống phía nam của gã và Bil trước khi mùa đông tới. Và gã xem đi xét lại những đồ ăn ở nơi cất giấu và ở trạm của mọc ở đầm lầy, bỏ vào miệng, nhai và nuôtcông ty Vịnh Haxđơn. Đã hai ngày, gã không ăn gì cả, trong một thời gian dài hơn thế nhiều, gã phải bóp miệng, không có đủ những gì gã muốn ăn. Nhiều lúc, gã cúi xuống nhặt những quả tai tái mọc ở đầm lầy, bỏ vào miệng, nhai và nuốt. Đó là một tí hạt bọc trong một tí cùi nước. Bỏ vào mồm, cùi nước tan ra và hạt nhai găn gắt, đắng nghét. Gã biết quả ấy chẳng bổ béo gì, song cứ kiên nhẫn nhai, với một hi vọng lớn hơn kiến thức và bất chấp kinh nghiệm.
Đến chín giờ, gã vấp ngón chân vào một mô đá và chỉ vì mệt và yếu, gã lảo đảo, quỵ ngã. Gã nằm nghiêng một lúc, không động cựa. Rồi gã rút tay ra khỏi quai đeo bọc và lóng ngóng gượng ngồi dậy. Trời chưa tối hẳn và trong ánh hoàng hôn còn vương lại, gã rờ rẫm quanh, tìm những mảng rêu khô giữa những phiến đá. Khi đã vun lại được một đống, gã đốt lên một ngọn lửa, một ngọn lửa lom rom, lem nhem, và đặt lên một bình thiếc đựng nướcđể đun sôi.
Gã mở cái bọc và việc đầu tiên là đếm các que diêm. Có sáu mươi bảy que. Gã đếm tới ba lần cho chắc. Gã chia làm nhiều phần, gói bằng giấy dầu, cất một bó vào cái túi đựng thuốc lá đã rỗng không , một bó khác vào đai trong của chiếc mũ nhàu nát, bó thứ ba vào dưới ngực áo sơ mi. Làm xong việc đó, gã chợt hoảng và giở tất cả ra đếm lại. Vẫn còn nguyên sáu mươi bảy que.
Gã hong giầy tất bên bếp lửa cho khô. Đôi giày da đanh rách bươm, ướt sũng. Bít tất nhiều nhỗ thủng, chân gã trầy da cà rướm máu. Mắt cá giần giật và gã xem xét kỹ chỗ đau. Nó đã sưng lên to bằng đầu gối. Gã xé ở một trong hai tấm mền ra một miếng dài và buộc chặt lấy mắt cá. Gã xé thêm nhiều dải khác buộc quanh hai chân thay cả giầy lẫn tất. Rồi gã uống bình nước nóng bốc hơi, lên giây đồng hồ và mò vào giữa hai lớp mền chăn.
Gã ngủ như chết. Bóng tối ngắn ngủi vào khoảng nửa đêm, đến rồi đi. Măth trời lên ở mạn đông bắc, chí ít là ngày đã rạng ở khu vực ấy, vì mặt trời bị những đám mây xám che khuất.
Sáu giờ, gã thức giấc, nằm ngủ bình thản. Gã nhìn thẳng lên bầu trời xám và biết rằng mình đói. Khi chống khuỷu tay xoay người đi, gã giật mình vì một tiếng khịt to và trông thấy một con tuần lộc caribu đực đang nhìn gã với vẻ tò mò cảnh giác. Con vật cách gã không quá mười lăm mét và lập tức trong óc gã bật lên hình ảnh và vị thơm ngon của một miếng bit-tết caribu rán xèo trên bếp lửa. Như cái máy, gã với tay ra lấy cây súng rỗng không nhằm và bóp cò. Con tuần lộc khịt khịt và nhảy đi, móng nện lóc cóc khi chạy qua những mô đá.
Gã rủa một tiếng rồi quẳng cây súng rỗng không khỏi mình. Gã rên to khi bắt đầu nhổm người đứng dậy. Đó là một công việc chậm chạp và gay go. Các khớp xương của gã như những bản lề gỉ. Chúng ngúc ngắc khó khăn trong hốc xương vì cọ sát nhiều, và mỗi động tác gập vào hay duỗi ra đều chỉ thực hiện được với sự cố gắng ghê gớm. Cuối cùng khi gã điều khiển được đôi chân, lại mất độ một phút nữa để đứng thẳng lên được, đứng như tư thế của một con người.
Gã bò lên một cái gò nhỏ và nhìn khắp xung quanh. Không có cây to, cũng chẳng có cây bụi, chẳng có gì ngoài một biển rêu xám, lác đác điểm xuyết bằng những tảng đá xám, những hồ nhỏ màu xám, những suối nhỏ màu xám. Bầu trời cũng xám. Không có nắng, cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của mặt trời ; gã không còn biết đâu là phương bắc và gã đã quên đêm qua gã đã đến chỗ này bằng cách nào. Nhưng gã không lạc. Điều đó thì gã biết. Chẳng bao lâu gã sẽ đến Vùng đất của những chiếc que nhỏ . Gã cảm thấy nó nằm bên trái đâu đấy không xa, có thể nagy sau trái đồi thấp sắp tới.
Gã quay lại xếp cái bọc cho vuông vức để lên đường. Gã kiểm tra cho chắc chắn là vẫn còn ba gói diêm riêng rẽ, tuy nhiên gã không mất thì giờ đếm lại. Nhưng gã có lần chần, cân nhắc về một cái túi da nai bè bè. Nó không to. Gã có thể che dấu nó dưới hai bàn tay mình. Gã biết nó nặng mười lăm "pao" - bằng phần còn lại của cái bọc- và nó làm gã băn khoăn. Cuối cùng, gã để nó sang một bên và cuộn cái bọc lại. Gã ngừng lạ, đăm đăm nhìn cái túi da nai bè bè. Gã nhặt vội nó lên, đưa mắt nhìn quanh ra chiều thách thức, tựa hồ sự hoang sơ đang chực cướp nó đi vậy, và khi gã đứng dậy để loạng choạng đi vào ngày mới, thì nó đã được gói gọn trong cái bọc trên lưng.
...

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Chiếc lá cuối cùng- O. Henry

Tập tin:William Sydney Porter.jpg

O. Henry (tên thật là William Sydney Porter, tên khai sinh là William Sidney Porter; 18621910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ .Truyện ngắn của O.Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.
Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnhtruyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.
Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.

Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là ‘biệt khu’. Nhũng ‘biệt khu’ này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần. Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào.
Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô dến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên ‘khu hoạ sĩ’.
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California.
Họ gặp nhau tại Table d’hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời.
Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những ‘biệt khu’ đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.
Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.
— Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, – ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống. – Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?
— Bạn ấy – bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples, – Sue đáp.
— Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? – một chàng trai, chẳng hạn?
— Một chàng trai à? – Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. – Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.
— À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, – bác sỹ nói. – Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.
Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.
Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.
Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.
Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.
Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm – đếm lùi lại.
— Mười hai, – cô đếm, ngừng một lát, – ‘mười một’, rồi ‘mười’, ‘chín’; rồi gần như cùng một lúc ‘tám’ và ‘bảy’.
Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cài gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
— Cái gì vậy hả bạn? – Sue hỏi.
— Sáu, – Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. – Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.
— Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.
— Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?
— Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, – Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. – Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là – để mình nhớ chính xác lời ông ấy – ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York. Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.
— Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, – Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. – Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.
— Bạn Johnsy yêu quý ơi, – Sue cúi người xuống nói, – bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.
— Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? – Johnsy hờ hững hỏi.
— Mình thích ở đây, bên bạn, – Sue đáp. – Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.
— Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, – Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, – bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.
— Hãy cố ngủ đi, – Sue nói. – Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.
Ông lão Behrman là họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu ‘hoạ sĩ’ ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên.
Sue tìm thấy lão Behrman nồng nặc mùi rượu dâu nặng trong cái hang mờ tối của lão bên dưới. Trong góc phòng, một tấm vải trống, căng sẵn trên giá, vẫn đợi suốt hai mươi lăm năm nay chờ nét vẽ đầu tiên của bức kiệt tác. Cô kể cho lão nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và cái cách bạn ấy thực sự đuối đi, sắp lìa tung như một chiếc lá bay xa khi sự níu giữ mỏng manh của bạn ấy với thế giới này ngày một yếu hơn.
Lão Behrman, đôi mắt đỏ ngấn lệ, oang oang biểu lộ sự khinh thường và công kích của mình trước chuyện tưởng tượng ngu ngốc như thế.
— Chà! Trên thế gian này còn có người ngốc đến độ muốn chết vì những chiếc lá lìa xa cái dây leo vớ vẩn kia ư? Ta chưa bao giờ nghe chuyện nào như thế cả. Không, ta sẽ không ngồi làm mẫu lão già đần độn khắc khổ ù lì của cô đâu. Sao cô lại để cái chuyện ngu ngốc ấy chui vào óc của cô ta? Ôi, tội nghiệp thay cho Johnsy bé bỏng.
— Bạn ấy ốm yếu lắm, – Sue nói, – và sốt đã làm đầu óc bạn ấy đâm bệnh hoạn, đầy rẫy những ý tưởng hoang đường. Thôi được, bác Behrman à, nếu bác không ngồi mẫu cho cháu thì cũng chẳng sao. Nhưng cháu nghĩ bác là một lão già cục cằn, ba hoa, lọm khọm.
— Cô đúng là đồ đàn bà! – lão Behrman hét lên. – Ai bảo ta không ngồi mẫu? Ði nào. Ta đi cùng cô. Ta đã nói suốt nửa tiếng đồng hồ rằng ta sẽ làm mẫu rồi cơ mà. Lạy Chúa! Ðây không phải là nơi để một người tử tế như cô Johnsy nằm dưỡng bệnh. Hôm nào đó ta sẽ vẽ kiệt tác đó và tất cả chúng ta sẽ giã từ chốn này. Lạy Chúa! Ðúng đấy.
Johnsy đang ngủ khi hai người lên gác. Sue kéo rèm xuống che kín cửa sổ rồi ra hiệu cho lão Behrman sang phòng bên. Ở đấy, họ lo lắng nhìn ra cửa sổ, về phía cây trường xuân. Rồi hai người im lặng nhìn nhau một lát. Một cơn mưa lạnh, dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi. Vận chiếc sơ mi xanh cũ, Behrman ngồi trên cái ấm lật úp, giả làm hòn đá trong tư thế người thợ mỏ khắc khổ.
Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ.
— Kéo hộ nó lên đi; mình muốn nhìn, – cô thì thào giục.
Sue miễn cưỡng nghe lời.
Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại; chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.
— Ðấy là chiếc lá cuối cùng, – Johnsy nói. – Mình tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Mình nghe tiếng gió. Hôm nay chắc nó sẽ rơi và lúc ấy mình cũng sẽ chết.
— Bạn yêu quý, – Sue nói, mặt hốc hác cúi xuống gối, – nếu bạn không nghĩ về bản thân thì hãy nghĩ đến mình. Mình biết làm gì bây giờ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó. Ý nghĩ đó dường như chế ngự cô mạnh hơn khi từng tí, sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này đang chùng ra.
Ngày trôi qua và ngay đến khi trong ánh hoàng hôn họ vẫn còn thấy chiếc lá trường xuân cô đơn bám chặt lấy thân cây tựa trên bờ vách. Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên.
Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó.
Johnsy nằm nhìn nó hồi lâu. Lát sau cô gọi nhẹ Sue, đang nấu cháo gà cho cô trên cái bếp ga.
— Mình đúng là đồ tệ thật, Sudie à, – Johnsy nói. – Cái điều đã khiến chiếc lá cuối cùng kia nằm đấy đã cho mình thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi. Bây giờ bạn cho mình xin một tí cháo, ít sữa có pha tí rượng vang, và… khoan đã, đưa cho mình chiếc gương tay trước rồi sắp mấy cái gối quanh mình, mình sẽ ngồi dậy xem bạn nấu.
Một giờ sau cô nói:
— Sudie à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Naples.
Buổi chiều bác sỹ đến, khi ông về, Sue kiếm cớ để theo ra hành lang.
— Thoát rồi, – bác sỹ nắm bàn tay gầy guộc run run của Sue và nói. – Bằng tài chăm sóc khéo léo, cô đã chiến thắng. Bây giờ tôi phải đi thăm một ca khác ở dưới lầu. Behrman, tên ông ấy… tôi chắc đó là một nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ấy đã già yếu mà bệnh tình thì lại nguy kịch. Không còn hi vọng, nhưng hôm nay ông ấy sẽ nhập viện để được chăm sóc kỹ càng hơn.
Hôm sau bác sỹ bảo Sue:
— Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi.
Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.
— Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này, – cô nói. – Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và… nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman… bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.
HẾT
₪₪₪₪₪

Chiếc lá cuối cùng

Napoléon Bonaparte

Tập tin:Ingres, Napoleon on his Imperial throne.jpg

Napoléon Bonaparte (; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821; Hán-Việt : Nã Phá Luân) là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới, nhưng ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình. Nhờ kết quả của những cuộc chiến, và những thành công của ông trong những cuộc chiến, ông được coi là một trong những nhà quân sự lớn nhất, lỗi lạc nhất mọi thời đại.
Napoleon được sinh ra ở Corsica, trong một gia đình quý tộc của Ý, ông được đào tạo thành một sỹ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte nổi lên theo Đệ nhất Cộng hòa Pháp và dẫn dắt thành công nhiều chiến dịch chống lại liên minh thứ nhất và thứ hai chống Pháp. Ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài đầu tiên; năm năm sau đó Thượng viện Pháp tuyên bố ông sẽ trở thành Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 19, Đệ nhất Đế chế Pháp dưới sự dẫn dắt của Napoléon đã tham gia vào một loạt xung đột, cuộc chiến tranh Napoléon, liên quan đến quyền bá chủ châu Âu. Sau một loạt chiến thắng, Pháp bảo đảm vị trí thống lĩnh trong lục địa châu Âu, và Napoléon duy trì ảnh hưởn của Pháp thông quan sự hình thành của một liên minh rộng lớn và cùng với các nước chư hầu của mình để loại trừ các quốc gia châu Âu khác. Các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới.
Cuộc xâm lược Nga năm 1812 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong vận may của ông. Lực lượng Grand Armée của ông đã gặp thất bại, hư hại nặng và không bao giờ có thể khôi phục. Năm 1813, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, năm sau Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoleon phải thoái vị và bị lưu đày ông đến đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông thoát khỏi Elba và trở lại cầm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Napoleon đã dành sáu năm cuối cùng của cuộc đời mình trong xà của người Anh trên đảo Saint Helena. Khám nghiệm tử thi kết luận ông đã chết vì ung thư dạ dày.

Các câu nói nổi tiếng của ông:
  • Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu!
  • Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh!
  • Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước.
  • Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
  • Chiều dài chân lý tưởng bằng khoảng cách từ hông đến gót chân.
  • Không có cà phê, chính trị mất vị chỉ còn có mùi.
Phương châm hành động của ông:
  • Không có gì là không thể
  • Không nếu không nhưng phải thành công
  • Khi tôi có một mục đích to lớn phải làm được, tôi sẽ đạp đổ mọi chướng ngại trên đường

Nữ hoàng Cleopatra

Bà hoàng Cleopatra nổi tiếng của Ai Cập có lẽ mất mạng bởi một hỗn hợp ma túy, chứ không phải vết cắn của rắn độc.

 
Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bà qua đời vào năm 30 trước Công nguyên và các sử gia luôn cho rằng vết cắn của một con rắn hổ mang Ai Cập đã giết chết bà.
Nhưng giờ đây giáo sư Christoph Schaefer, một nhà sử học của Đại học Trier tại Đức, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Cleopatra chết vì ma túy, chứ không phải nọc độc của rắn.
“Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng bởi nhan sắc lộng lẫy. Vì thế người ta không muốn nói rằng cái chết của bà đến từ từ và khuôn mặt của bà biến dạng khi sang thế giới bên kia”, Telegraph dẫn lời Schaefer.
Một bức chân dung nữ hoàng Cleopatra. Ảnh: vnweblogs.com.
Một bức chân dung nữ hoàng Cleopatra. Ảnh: vnweblogs.com.
Schaefer và nhiều nhà sử học khác tới thành phố Alexandria, Ai Cập để tìm hiểu cái chết của Cleopatra. Tại đây họ nghiên cứu tài liệu về các bài thuốc cổ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về rắn.
Năm 30 trước công nguyên, khi người tình thất trận và tự sát, Cleopatra cũng tự kết liễu đời mình. Các sử liệu ghi rằng bà chết bằng nọc rắn - thứ có thể gây đau đớn kéo dài và biến dạng vẻ ngoài.
Nhưng Schaefer tin rằng nữ hoàng đã sử dụng chất độc khác để đi đến cái chết.
“Cleopatra muốn giữ gìn nhan sắc tới tận khi chết để duy trì những câu chuyện thần thoại xung quanh vẻ đẹp của bà. Vì thế có lẽ bà đã sử dụng hỗn hợp thuốc phiện, chất trong cây độc cần và aconitum (một chất cực độc có nguồn gốc từ những cây ô đầu).
Vào thời đó người ta đã biết hỗn hợp này gây nên cái chết không đau đớn trong vòng vài giờ”, Schaefer phát biểu.
Nữ hoàng Cleopatra cai trị từ năm 51 tới năm 30 trước Công nguyên và là vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Sau khi bà chết, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Trong thời gian cầm quyền Cleopatra quan hệ tình cảm với Julius Caesar, nhà lãnh đạo của Đế chế La Mã. Sau khi Caesar bị ám sát, bà yêu tướng Marcus Antonius, một thành viên trong nhóm Tam đầu chế cai trị La Mã. Hai người có ba đứa con và có nhiều lá thư còn sót lại cho thấy họ đã tổ chức đám cưới mặc dù Antonius có vợ ở Rome.
Mối quan hệ của Cleopatra và tướng Antonius khiến Augustus – cháu trai của Julius Caesar và một thành viên trong Tam đầu chế - tức giận. Một cuộc nội chiến tại La Mã nổ ra bởi mâu thuẫn giữa Antonius và Augustus. Sau khi bị quân đội của Augustus đánh bại trong trận thủy chiến Actium vào năm 30 trước Công nguyên, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự kết liễu mạng sống vào ngày 12/8 cùng năm để không rơi vào tay Augustus. Khi chết bà mới 39 tuổi.

Nguon: Minh Long-VNEXPRESS


                                            Cái chết của Cleopatra tranh của Reginald Arthur
Tập tin:Lawrence Alma-Tadema- Anthony and Cleopatra.JPG
Marcus Antonius và Cleopatra
Có một số câu chuyện nổi tiếng nhưng chưa được kiểm chứng về Cleopatra, câu chuyện nổi tiếng nhất là trong một bữa tối xa hoa cùng với Marcus Antonius, bà đặt cược với Antonius rằng mình có thể chi mười triệu sestertius cho một bữa tối. Antonius chấp nhận vụ cược. Tối hôm sau, Cleopatra có một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt; khi bà ra lệnh mang ra món thứ hai - chỉ một chén dấm mạnh, Antonius tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc hoa tai vô giá của mình thả vào đó để nó tan ra và uống cạn.
Cuộc đời Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy (Caesar và Antonius).

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Leonardo da Vinci va bức Mona Lisa nổi tiếng


Selbstportrait Leonardo da Vincis.jpg
                                                Leonardo da Vinci (chan dung tu hoa)

Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.

 Bữa ăn cuối cùng




Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-xu chia sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết.
Bức tranh của Vinci mô tả lại một chương trong sách trong Kinh Thánh rằng: Judas — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu — tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Bức The last supper (Bữa tối cuối cùng) làm cho người xem cảm nhận một ẩn dụ sâu sắc về thị giác, đồng thời cũng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn mới của Kinh Tân Ước. Chúa ngồi ở giữa, tay trái đặt ngửa giữa bàn (tay của trái tim), tay phải lập sấp cùng lời người đã phán ra: "Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?" Câu nói ấy của Chúa gây những phản ứng khác nhau trên từng khuôn mặt và hành động của các Thánh tông đồ, từ phải sang trái, từng nhóm ba người. Kinh ngạc, nghi ngờ, đau xót, căm giận. Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền — đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.

Mona Lisa
Tập tin:Mona Lisa, by Leonardo da Vinci, from C2RMF retouched.jpg
Mona Lisa (cũng được gọi là La Gioconda hay La Joconde) là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong Thời phục hưng Italia.
Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng LouvreParis, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng và mang tính hình tượng nhất trên thế giới.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre.
Trong thời gian 1503-1506, theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặng đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.

Bí ẩn nụ cười Mona Lisa
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì đó rất bí ẩn.
Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiếnbút chiến.
]
Còn một điều nữa mà bây giờ ta vẫn chưa lý giải được đó là Lisa trong bức tranh không có lông mày và các mật mã trong mắt nàng.


Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

HỒ THIÊN NGA - TCHAIKOVSKY


Swan Lake (Hồ Thiên Nga)

Hồ Thiên nga là vở ballet đầu tiên và cũng là vở ballet nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc Nga Peter Ilitch Tchaikovsky. Mặc dù vở ballet này có nhiều phiên bản nhưng phần lớn các đoàn ballet đều dàn dựng dựa trên phiên bản âm nhạc và biên đạo của Marius Petipa và Lev Ivanov, công diễn lần đầu vào ngày 15/1/1895 tại Nhà hát Mariinsky ở St. Petersburg, Nga. Trong phiên bản này, phần âm nhạc của Tchaikovsky được nhà soạn nhạc Riccardo Drigo, nhạc trưởng chính của Nhà hát Hoàng gia St. Petersburg, sửa đổi.













Cốt chuyện (Libretto) Hồ Thiên nga
của Modest Ilitch Tchaikovsky
Màn I
Cảnh 1. Công viên trước lâu đài.
Benno và các bạn chờ hoàng tử Siegfried để chung vui trong ngày lễ thành niên của chàng. Hoàng tử tới cùng với thái sư Wolfgang. Cuộc vui bắt đầu. Các thôn nữ và nam thanh niên tặng quà cho hoàng tử, chúc mừng chàng. Hoàng tử rót rượu thưởng các nam thanh niên, còn các thiếu nữ được nhận các dải băng. Thái sư Wolfgang chuếnh choáng say, điều khiển người hầu thực hiện các ý muốn của hoàng tử. Nông dân nhảy múa.
Cảnh 2. Người hầu xuất hiện, báo tin về chuyến thăm của nữ hoàng. Cuộc vui chung chùng xuống. Các điệu nhảy ngừng lại. Người hầu vội vã dọn dẹp, xoá dấu vết cuộc vui. Đám thanh niên và thái sư Wolfgang cố gắng tỏ ra tỉnh táo. Nữ hoàng bước vào cùng đoàn tuỳ tùng. Hoàng tử ra đón mẹ. Bà âu yếm trách móc con đã giấu mẹ việc vui chơi chè chén ở đây, bởi vì bà đã biết cả. Bà tới không phải để phá cuộc vui, mà chỉ để nhắc cho hoàng tử nhớ rằng hôm nay đã là ngày cuối cùng chàng được tận hưởng cuộc sống độc thân, ngày mai chàng sẽ phải chọn cho mình một cô dâu. Hoàng tử hỏi mẹ về người vợ tương lai của mình và được nữ hoàng cho biết chàng sẽ phải tự chọn trong số các công chúa được bà mời đến lễ hội ngày mai. Nữ hoàng rời sân khấu sau khi cho phép cuộc vui được tiếp tục.
Cảnh 3. Hoàng tử trầm ngâm suy nghĩ, và buồn khi phải chia tay với cuộc sống độc thân. Benno an ủi chàng, rằng đừng để tương lai làm hỏng cuộc vui trong hiện tại. Siegfried ra hiệu để mọi người tiếp tục vui chơi. Cuộc vui và chè chén tiếp tục. Thái sư Wolfgang khiến mọi người cười phá lên vì ông đã say hoàn toàn và nhảy múa rất ngộ nghĩnh.
Cảnh 4. Chiều xuống. Điệu nhảy giã từ, cuộc vui kết thúc.
Cảnh 5. Đàn thiên nga trắng xuất hiện bay ngang sân khấu. Đám thanh niên không muốn ngủ và sự xuất hiện của đàn thiên nga khiến họ muốn kết thúc ngày vui bằng một cuộc săn. Benno biết đàn thiên nga bay đi đâu để trú đêm. Để lại thái sư Wolfgang đã say khướt, hoàng tử cùng Benno và đám thanh niên lên đường đi săn.
Màn II. Một địa điểm hoang vu. Phía xa là mặt hồ. Bên phải, trên bờ hồ là một toà lâu đài đổ nát. Trăng sáng.
Cảnh 1. Đàn thiên nga trắng bơi trên mặt hồ. Thiên nga đầu đàn mang một vương miện trên đầu.
Cảnh 2. Benno cùng một số thanh niên xuất hiện. Nhìn thấy đàn thiên nga, họ định bắn nhưng chúng đã biến mất. Benno còn lại một mình sau khi đã cho đám thanh niên đi báo cho hoàng tử biết họ đã tìm thấy đàn thiên nga. Đàn thiên nga biến thành các cô gái trẻ đẹp, vây lấy Benno và chàng thanh niên bất lực không thể chống lại sự quyến rũ của các cô gái. Hoàng tử cùng đám thanh niên xuất hiện. Đàn thiên nga lùi ra sau. Đám thanh niên muốn nổ súng, nhưng đúng lúc đó lâu đài cổ toả sáng và Odetta xuất hiện, xin họ ngừng tay.
Cảnh 3. Siegfried choáng váng vì sắc đẹp của nàng, cấm các bạn mình bắn. Odetta cảm ơn chàng và kể cho chàng nghe nàng và các bạn gái hiện phải chịu phù phép của phù thuỷ độc ác. Ban ngày họ biến thành thiên nga, chỉ đêm về bên lâu đài này được trở lại hình người. Phù thuỷ độc ác mang hình dạng một con cú canh giữ họ. Pháp thuật chỉ được giải khi có ai đó dành tình yêu chung thuỷ cho Odetta, thề suốt đời không yêu người con gái nào khác. Siegfried nghe câu chuyện của nàng. Cú bay đến, biến thành phù thuỷ độc ác, ngồi trong lâu đài và nghe trộm câu chuyện của hai người rồi biến mất. Siegfried hoảng hốt vì ý nghĩ chàng có thể đã vô tình giết Odetta khi nàng là một con thiên nga. Hoàng tử bẻ gẫy cây cung của mình. Odetta an ủi chàng.
Cảnh 4. Odetta cùng các bạn gái nhảy múa để hoàng tử quên nỗi buồn. Siegfried bị sắc đẹp của nàng cuốn hút, quyết tâm cứu nàng. Chàng chưa hề thề yêu ai, bởi vậy lời thề của chàng có thể giải được lời nguyền của lão phù thuỷ. Chàng sẽ giết lão để cứu Odetta cùng các bạn gái của nàng. Odetta cho chàng biết lão phù thuỷ chỉ có thể chết nếu như có một ai đó đủ dũng cảm chết vì tình yêu dành cho nàng. Siegfried nói chàng sẵn lòng làm việc đó, cái chết vì nàng mang lại cho chàng niềm vui. Odetta tin tưởng vào tình yêu của hoàng tử. Nhưng ngày mai sẽ là ngày trong lâu đài của nữ hoàng mẹ chàng tổ chức vũ hội, tất cả các cô gái đẹp được mời đến dự và chàng phải chọn một trong số họ một người làm vợ. Siegfried nói chỉ khi nào Odetta xuất hiện chàng mới trở thành vị hôn phu. Nhưng cô gái bất hạnh cho biết đó là thời gian nàng vẫn còn phải mang hình hài thiên nga và chỉ có thể bay quanh lâu đài. Hoàng tử thề sẽ không bao giờ phản bội nàng. Odetta cảm động vì sự thành thật của hoàng tử, nhận lời thề của chàng, nhưng cũng báo cho chàng biết lão phù thủy độc ác sẽ làm mọi việc để cướp lời thề của chàng cho một người con gái khác. Siegfried thề không một phép thuật nào khiến chàng thay lòng đổi dạ với Odetta.
Cảnh 5. Bình minh. Odetta chia tay với người yêu và cùng với các bạn gái biến mất. Trời sáng rõ, trên mặt hồ hiện ra một đàn thiên nga. Một con cú lớn vỗ cánh nặng nề bay phía trên mặt hồ.
Màn III. Một căn phòng lộng lẫy. Tất cả đã được chuẩn bị sẵn sàng cho vũ hội.
Cảnh 1. Lễ quan ra lệnh cho người hầu làm nốt những công việc chuẩn bị sau cùng. Ông ta đón và xếp chỗ cho các vị khách. Nữ hoàng và hoàng tử Siegfried xuất hiện cùng với đoàn tuỳ tùng. Các cô gái cùng với cha mẹ của họ lần lượt bước vào. Điệu múa chung. Điệu múa của các cô gái.
Cảnh 2. Nữ hoàng dò hỏi con trai đã thấy cô gái nào vừa mắt chưa. Chàng nói tất cả các cô đều đáng yêu, nhưng chàng vẫn chưa thấy cô gái mà chàng phải hẹn thề chung thuỷ suốt đời.
Cảnh 3. Nhạc thông báo có những vị khách mới đến. Nhà quý tộc von Rotbart vào cùng con gái Odillia. Siegfried hết sức ngạc nhiên vì nàng quá giống Odetta và hân hoan chào mừng nàng. Odetta, vẫn mang hình hài thiên nga xuất hiện bên cửa sổ, mong bảo vệ chàng khỏi pháp thuật của phù thuỷ độc ác. Nhưng chàng, quá mê mải vì sắc đẹp của Odillia, không nhận ra bất cứ điều gì khác ngoài nàng. Các điệu nhảy lại tiếp tục.
Cảnh 4. Vậy là hoàng tử đã lựa chọn. Chàng tin tưởng rằng Odillia chính là Odetta của chàng, nên chàng chọn Odillia làm vị hôn thê. Von Rotbart trịnh trọng cầm tay con gái trao cho hoàng tử và chàng nói lời thề nguyện vĩnh viễn yêu nàng trước tất cả mọi người. Đúng vào thời điểm đó chàng đột nhiên trông thấy Odetta bên cửa sổ. Chàng hiểu mình đã bị lừa, nhưng đã quá muộn: Lời thề đã được nói ra. Rotbart và Odillia biến mất. Odetta vĩnh viễn bị giam cầm bởi lời nguyền độc ác của mụ phù thuỷ, xuất hiện sau lưng nàng trong hình hài con cú. Tuyệt vọng, hoàng tử bỏ chạy. Mọi người bối rối.
Màn IV.
Bãi trống cạnh hồ Thiên nga. Xa xa là một lâu đài đổ nát. Các mỏm đá. Đêm.
Cảnh 1. Đàn thiên nga ngóng chờ Odetta trở về. Để giấu sự lo lắng trong lòng, họ nhảy múa.
Cảnh 2. Odetta xuất hiện. Đàn thiên nga vui mừng đón nàng, nhưng sự thất vọng của nàng đã khiến họ hiểu rằng Siegfried đã phản bội, không vượt qua được thử thách. Mọi hy vọng đã mất, cái ác chiến thắng, không còn gì cứu được Odetta. Nàng vĩnh viễn trở thành nô lệ của các thế lực độc ác. Nàng hiểu rằng tốt nhất là tự vẫn trong hồ để chết khi vẫn còn mang hình hài thiếu nữ, hơn là sống trong lốt thiên nga thiếu Siegfried. Các bạn gái an ủi nàng, nhưng vô ích.
Cảnh 3 . Hoàng tử xuất hiện. Chàng tìm kiếm Odetta để quỳ dưới chân nàng, xin nàng thứ lỗi, bởi hành động phản bội mà chàng không hề ngờ đến. Chàng chỉ yêu một mình nàng, chàng thề thốt với Odillia chẳng qua chỉ vì nhầm nàng ta là Odetta. Odetta tạm quên nỗi khổ tâm và tai hoạ của mình, nàng vui mừng đón nhận phút giây hạnh phúc.
Cảnh 4. Sự xuất hiện của phù thuỷ độc ác phá hoại phút giây hạnh phúc ngắn ngủi. Hoàng tử phải thực hiện lời hứa của mình, cưới Odillia, còn Odetta khi bình minh đến sẽ vĩnh viễn biến thành thiên nga. Cái chết trở thành sự lựa chọn tốt nhất một khi họ vẫn còn đủ thì giờ. Siegfried thề sẽ chết cùng nàng. Phù thuỷ độc ác hoảng sợ, biến mất. Chàng sẽ chết vì tình yêu cùng với Odetta. Cô gái bất hạnh lần cuối cùng ôm chặt người yêu, rồi chạy lên mỏm đá cao và sẵn sàng nhảy xuống. Phù thuỷ độc ác biến thành con cú, bay bên trên nàng, sẵn sàng để biến nàng thành thiên nga. Hoàng tử vội vã chạy theo Odetta, cùng nàng nhảy xuống hồ. Con cú ngã lăn ra chết.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

RPMANCE-NHUNG CHANG DUONG LICH SU VA BAI ROMANCE BAT HU


 Chắc chúng ta ai cũng đã từng nghe Romance - những khúc nhạc đằm thắm thấm sâu vào lòng người làm rung động hàng triệu con tim. Có nhiều người thường hiểu Romance là tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng.

Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu" và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm.

Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể loại có gốc Romance như ballade, elegie, barcarolla, Romance theo các nhịp của vũ điệu như Menuete ...

Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton, Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp: Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov.

Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác.

Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.

Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

(Văn hóa Thể thao - 27/7/1999)

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Sông Đông êm đềm-bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov

Tập tin:MikhailSholokhov AndQuietFlowsTheDon.gif
 Người ta thường so sánh Sông Đông êm đềm với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.

     Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965.
Nội dung

      Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, Romania cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Nataliađã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai ( lính bảo hoàng) bị em rể ( hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.

      

      Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.